So sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự kiến hoặc doanh thu kế hoạch

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện (Trang 46 - 48)

- Báo cáo kết quả kinh doanh: Doanh thu, Giá vốn hàng bán.

b)So sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự kiến hoặc doanh thu kế hoạch

kế hoạch

Trong một công ty mà doanh thu dự tốn thường xuyên được lập trước, luôn có áp lực đạt mục tiêu doanh thu đối với ban giám đốc. Kiểm tốn viên có thể sử dụng điều này để đánh giá doanh thu thực tế. Chẳng hạn, doanh thu dự kiến đã được lập trong điều kiện nền kinh tế ổn định và ngành nghề kinh doanh ít biến động. Sau đó, khách hàng đối mặt với một giai đoạn khó khăn của lĩnh vực kinh doanh vì nền kinh tế suy thối. Nếu doanh thu dự kiến không được điều chỉnh lại và mục tiêu doanh thu vẫn đạt được, kiểm tốn viên cần xem xét khả năng tồn tại rủi ro khai khống doanh thu.

Trong công ty với hệ thống dự tốn tốt, doanh thu dự kiến luôn được lập và xem xét kịp thời. Kiểm tốn viên có thể sử dụng doanh thu dự kiến

để đánh giá tính hợp lý của doanh thu thực tế. Bộ phận dự tốn càng độc lập (với bộ phận bán hàng và bộ phận kế tốn) thì doanh thu dự kiến càng đáng tin cậy. Nếu kiểm tốn viên cho rằng doanh thu dự kiến do bộ phận dự tốn lập hợp lý và cập nhật kịp thời, doanh thu thực tế sẽ dao động rất nhỏ xung quanh doanh thu dự kiến.

Với trường hợp của công ty Smiledi, kiểm tốn viên thực hiện thủ tục so sánh như trên, thu được kết quả sau:

Hình 2.3: So sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự kiến

Đơn vị: USD Loại sản phẩm DT thực tế DT dự kiến Chênh lệch {a} {b} {c}={a}-{b} % DQJ_A10 146,794,000 140,922,240 5,871,760 4% DQJ_B14 45,689,030 37,465,005 8,224,025 22% DQJ_C22 480,287 470,681 9,606 2% DQJ_D12 546,8084 5,194,680 273,404 5% Tổng cộng 198,431,401 184,052,606 14,378,795 7%

Bảng số liệu đã cho thấy chênh lệch giữa doanh thu thực tế và doanh thu dự kiến của từng dòng sản phẩm cả về lượng tuyệt đối và lượng tương đối của công ty Smiledi qua 2 năm. Trong 4 dòng sản phẩm, ba dòng sản phẩm DQJ_A10, DQJ_C22 và DQJ_D12 có tỷ lệ dao động doanh thu nhỏ, không quá 5% (tương ứng là 4%, 2% và 5%) trong khi dòng sản phẩm DQJ_B14 có mức chênh lệch giữa doanh thu thực tế và doanh thu dự kiến cả về mặt tuyệt đối và tương đối lớn (8,224,025 USD và 22%). Kiểm tốn viên cần tìm hiểu nguyên nhân của sự chênh lệch này.

Công ty Smiledi Việt Nam đã lập dự tốn cho năm kiểm tốn và dự tốn này đã được tập đồn Smiledi tồn cầu thông qua. Kiểm tốn viên đã yêu cầu giám đốc tài chính của tập đồn Smiledi tồn cầu cung cấp bản dự tốn đã được thông qua của công ty Smiledi Việt Nam, kèm theo lời nhận xét về bản dự tốn này qua email. Giám đốc tài chính đã giải thích rằng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên tồn cầu tăng cao hơn dự tốn. Và doanh thu

thực tế của công ty Smiledi Việt Nam là hợp lý. Tuy nhiên, chính sách của tập đồn Smiledi tồn cầu đòi hỏi các công ty thành viên xem xét lại mức dự tốn nếu thực tế có dao động khoảng 10%. Trong trường hợp của công ty Smiledi Việt Nam, chỉ có sản phẩm DQJ_B14 có dao động như vậy nhưng không có thông tin nào liên quan được gửi tới tập đồn Smiledi tồn cầu. Vì vậy, kiểm tốn viên đề xuất rằng anh ta sẽ đề cập vấn đề này trong cuộc thảo luận với ban giám đốc của công ty Smiledi Việt Nam và xem xét việc đưa kiến nghị trong thư quản lý.

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện (Trang 46 - 48)