Giải pháp hồn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính do công ty

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện (Trang 100 - 109)

- Báo cáo kết quả kinh doanh: Doanh thu, Giá vốn hàng bán.

ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.2. Giải pháp hồn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính do công ty

mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Để đáp ứng được những yêu cầu về quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kiểm tốn nói chung và kiểm tốn báo cáo tài chính nói riêng thì việc vận dụng thủ tục phân tích cần được hồn thiện cho phù hợp. Quá trình hồn thiện này cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Phù hợp với các chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn đã ban hành và các thông lệ quốc tế.

- Phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà nước, trực tiếp là Bộ tài chínhl, đối với các hoạt động kiểm tốn hiện nay.

- Phù hợp với điều kiện, đặc điểm của công ty kiểm tốn Ernst & Young Việt Nam và có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm tốn của công ty

3.2. Giải pháp hồn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính do công ty khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Có thể thấy rằng những nhược điểm được phát hiện liên quan tới vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính do công ty Ernst & Young Việt Nam thực hiện là những nhược điểm nhỏ. Nhìn chung, công ty đã thực hiện tốt các bước kiểm tốn theo quy trình chuẩn (Global Audit Methedology) của Ernst & Young tồn cầu, tuân thủ ISA 520 và VSA 520.

Để có thể vận dụng thủ tục phân tích tốt hơn nữa trong kiểm tốn báo cáo tài chính, em xin đề xuất một số giải pháp với công ty Ernst & Young Việt Nam:

Một là, công ty nên đa dạng hóa các kĩ thuật phân tích được sử dụng. Các tỷ suất tài chính cần được kết hợp với nhau nhuần nhuyễn hơn. Trong một số trường hợp, kiểm tốn viên có khả năng đưa ra ý kiến đánh giá sai nếu không kiểm tra các tỷ suất tài chính có liên quan khác. Chẳng hạn, số vòng quay nợ phải thu có xu hướng tăng trong khi vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm. Trong thực tế, tuổi nợ của các khoản phải thu này đang tăng và một phần hàng tồn kho bị lỗi. Tuy nhiên, cả hai nhân tố này lại có ảnh hưởng tích cực lên tỷ suất thanh tốn hiện hành. Nếu kiểm tốn viên chỉ tính tốn tỷ suất thanh tốn hiện hành, kiểm tốn viên có khả năng đưa ra kết luận sai về khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng.

- Tỷ suất thanh tốn hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Nói chung một tý suất thanh tốn hiện hành cao chỉ ra khả năng đảm bảo trang trải tốt các khoản nợ ngắn hạn.

- Vòng quay nợ phải thu = Doanh thu / Phải thu bình quân

Tỷ suất tài chính này chỉ ra trong một năm doanh nghiệp thu hồi được bao nhiêu món nợ từ khách hàng.

- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân

Tỷ suất tài chính này chỉ ra mức độ luân chuyển của hàng tồn kho trong một năm tài chính.

Mặt khác, trong điều kiện hiện tại, việc sử dụng dữ liệu bình quân ngành để so sánh gặp nhiều khó khăn do nguồn thông tin không được công khai và đầy đủ. Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập WTO hai năm, việc chuẩn hóa các giá trị và nguyên tắc theo thông lệ quốc tế là điều rất

cần thiết để thu hút nhà đầu tư trong và ngồi nước. Trong tương lai không xa, các thông tin kinh tế của Việt Nam sẽ minh bạch, công khai và đáng tin cậy. Do đó, các kiểm tốn viên của công ty Ernst & Young Việt Nam có thể lưu ý thủ tục phân tích so sánh các chỉ tiêu (chẳng hạn tỷ lệ lãi gộp) của khách hàng với số liệu bình quân ngành khi kiểm tốn khoản mục doanh thu. Kiểm tốn viên nên lưu ý đối chiếu thêm quan hệ biến động giữa doanh thu và hàng tồn kho để kiểm tra tính hợp lý của việc ghi nhận doanh thu.

Hai là, triệt để tăng cường mối quan hệ giữa thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. Bản thân thủ tục phân tích, dựa trên hệ thống kiểm sốt nội bộ của khách hàng tốt, chỉ có tác dụng khoanh vùng rủi ro cho kiểm tốn viên. Kiểm tốn viên chỉ nên sử dụng thủ tục phân tích một mình đối với các khoản mục không trọng yếu có rủi ro thấp. Thậm chí thủ tục phân tích khó có thể phát hiện những sai sót có giá trị nhỏ hoặc giá trị lớn nhưng vận động ngược chiều, bù trừ nhau. Do đó, kết hợp triệt để thủ tục phân tích với kiểm tra chi tiết là điều vô cùng cần thiết.

Ba là, công ty cần cụ thể hơn các kĩ thuật phân tích được sử dụng trong chương trình kiểm tốn và yêu cầu kiểm tốn viên phụ trách phải hiểu và tuân thủ hết sức chặt chẽ quy trình vận dụng thủ tục phân tích. Kiểm tốn viên nhận thức được yêu cầu áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm tốn báo cáo tài chính từ chuẩn mực kiểm tốn quốc tế ISA 520, chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam VSA 520 và trong chương trình kiểm tốn chung trên server của công ty nhưng trong một số trường hợp, kiểm tốn viên tiến hành thủ tục phân tích dựa theo chương trình hoặc thói quen mà không biết tại sao phải tiến hành. Điều này thể hiện kiểm tốn viên không xác định được mục tiêu rõ ràng trước khi thực hiện thủ tục phân tích dẫn đến kết quả thu được từ tiến hành thủ tục phân tích không như mong đợi.

3.3. Kiến nghị nhăm hồn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

3.3.1. Kiến nghị về phía công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Chính sách nhân sự của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam về cơ bản được đánh giá là tốt, theo đúng Slogan của Ernst & Young tồn cầu “People first”. Do đó, trong điều kiện khủng hoảng nhân lực ngành kiểm tốn và cạnh tranh thu hút chất xám, nhân lực của công ty không có sự biến động mạnh và nhân viên giữ được niềm đam mê trong công việc.

Tuy nhiên, công ty cần xem xét thận trọng hơn sự luân chuyển nhân sự giữa hai mảng kiểm tốn Ngân hàng và Sản xuất. Sự luân chuyển này một mặt đáp ứng nguyện vọng của nhân viên, mặt khác cũng gây trở ngại cho một số hợp đồng kiểm tốn khi các nhân viên này là các nhân sự chủ chốt, đã được giao thực hiện một số phần hành trong nhiều năm

Riêng với sử dụng thủ tục phân tích, kiểm tốn viên nên thu hẹp hơn đối tượng được phân tích. Đối tượng được phân tích càng cụ thể, càng ở phạm vi hẹp thì việc phân tích sẽ càng chính xác do chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại vi ít hơn. Chẳng hạn, việc phân tích ở mức độ chi phí bán hàng sẽ chính xác hơn ở mức độ tổng chi phí.

3.3.2. Kiến nghị về phía các cơ quan chức năng

Để đảm bảo cho quá trình hồn thiện của các công ty kiểm tốn, điều kiện tiên quyết là Việt Nam cần xây dựng một khung pháp lý kế tốn, kiểm tốn đồng bộ, phù hợp với thông lệ trong khu vực và trên thế giới. Ngồi ra, thiết lập địa vị pháp lý của các hiệp hội nghề nghiệp cũng có thể tạo thuận lợi cho các công ty kiểm tốn thuận trong quá trình này.

Mặc dù Bộ tài chính đã ban hành các chuẩn mực kê stốn và kiểm tốn, Quốc hội đã thông qua Luật kế tốn, chính phủ đã ban hành các thông tư, nghị định hướng dẫn song hệ thống pháp lý này còn nhiều bất cập so

với các hệ thống khác (Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp), thậm chí mấu thuẫn nhau và thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngồi ra, chúng ta cũng chưa có một cơ chế kiểm tra, giám sát nào đối với chất lượng cuộc kiểm tốn.

Vì vậy, để có thể hỗ trợ tốt nhất cho các công ty kiểm tốn, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần phải

Trước hết, hồn thiện và đổi mới hệ thống văn bản pháp luật về kế tốn, kiểm tốn.

Công việc này được thực hiện dựa trên mục tiêu xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật hồn chình, đồng bộ, thỏa mãn yêu cầu của nền kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế phổ biến. Các chuẩn mực kế tốn – kiểm tốn đã được công bố cần kịp thời có các thông tư hướng dẫn cụ thể, đảm bảo tính khả thi đối với các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế.

Các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giải thích các chuẩn mực kiểm tốn đối với các doanh nghiệp được kiểm tốn và các đối tượng sử dụng kết quả kiểm tốn. Vì vậy, mặc dù các chuẩn mực kiểm tốn đều nói rõ các doanh nghiệp được kiểm tốn và các đối tượng sử dụng kết quả kiểm tốn phải có những hiểu biết cần thiết về những quy định trong chuẩn mực song việc hiểu biết về hoạt động kiểm tốn của các đối tượng này còn hạn chế, nhiều khi còn hiểu sai gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của các công ty kiểm tốn.

Ngồi ra, Bộ tài chính cần phải nhanh chóng ban hành các chuẩn mực kế tốn công áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như nghiên cứu xây dựng các hệ thống kế tốn áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh đặc thù, các đơn vị sự nghiệp có thu, các lĩnh vực mới như Ngân hàng, chứng khốn…Khi xây dựng các chuẩn mực kế tốn náy, ngồi việc phải bảo đảm việc hội nhập quốc tế, cần

đảm bảo tính đặc thù kinh tế, đảm bảo tính đồng bộ với các văn bản pháp luật khác.

Bên cạnh việc đổi mới, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần thường xuyên rà soạt lại hệ thống văn bản pháp luật, các chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn để tìm ra những vấn đề còn bất cập, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa đồng bộ với hệ thống pháp luật khác để kịp thời điều chỉnh và bổ sung.

Hai là, tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kiểm tốn ở các công ty, tổ chức kiểm tốn.

Để đảm bảo hoạt động kiểm tốn tại các công ty và tổ chức kiểm tốn có chất lượng cao, nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra bằng cách:

• Hàng năm tổ chức kiểm tra giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm tốn, đánh giá và phân loại chất lượng báo cáo kiểm tốn đã thực hiện trong năm.

• Tổ chức các cuộc hội thảo, điều tra thăm dò, lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm tốn, các chuyên gia tư vấn và các cơ quan quản lý kế tốn, kiểm tốn về chất lượng các cuộc kiểm tốn và quản lý chất lượng kiểm tốn.

Ba là, nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp kế tốn và kiểm tốn.

Các tổ chức nghề nghiệp kế tốn và kiểm tốn tại Việt Nam đã ra đời và có vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của ngành kê stốn và kiểm tốn nước ta như Hội kế tốn và kiểm tốn Việt Nam (VAA), Hội kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam (VACPA)...Vừa qua Bộ tài chính đã có bước đổi mới quan trọng bằng việc ban hành quyết định 47/2005/QĐ- BTC, chuyển giao chức năng hành nghề kế tốn, kiểm tốn cho VAA và VACPA.

Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển giao các chức năng để các tổ chức nghề nghiệp này thực sự tham gia vào việc tổ chức, hướng dẫn các nghiệp vụ và quản lý chuyên môn. Các tổ chức này sẽ quản lý danh sách kiểm tốn viên và các công ty kiểm tốn, kiểm sốt đạo đức hành nghề kiểm tốn.

3.3.3. Kiến nghị về phía khách hàng kiểm tốn

Trong một cuộc kiểm tốn, sự hợp tác của khách hàng có vai trò rất quan trọng. Điều này không chỉ đảm bảo tiến độ của cuộc kiểm tốn mà còn chất lượng của cuộc kiểm tốn khi hai bên có sự hợp tác ăn ý.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm kiểm tốn vẫn còn khá lạ lẫm với các doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp chỉ xem kiểm tốn là hoạt động kiểm tốn là hoạt động bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam (chẳng hạn các công ty con của các tập đồn xuyên quốc gia, các công ty muốn niêm yết trên thị trường chứng khốn…). Họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tốn trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp tỏ ra ngại ngần khi công khai các dữ liệu tài chính, thậm chí gây khó khăn trong cung cấp tài liệu.

Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tốn thường diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế tốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại chưa hồn thành các báo cáo tài chính của công ty mình và kiểm tốn viên đôi khi vô tình trở thành người lập báo cáo tài chính của khách hàng.

Do đó, các công ty kiểm tốn và các cơ quan chức năng cần tuyên truyền tốt hơn để các doanh nghiệp nhận thức được vai trò to lớn của kiểm tốn trong việc lành mạnh hóa tính hình tài chính. Các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao hệ thống kiểm sốt nội bộ; lập báo cáo tài chính đúng hạn; hợp tác và cung cấp thông tin cho kiểm tốn viên một cách kịp thời, chủ động.

KẾT LUẬN

Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty Ernst & Young Việt Nam, em nhận thấy thủ tục kiểm tốn trong các chu trình nói chung và với kiểm tốn khoản mục doanh thu nói riêng được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm tốn,

Việc nghiên cứu và áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm tốn là rất quan trọng và góp phần to lớn đến hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm tốn. Trong điều kiện cạnh tranh của thị trường kiểm tốn Việt Nam, các công ty kiểm tốn buộc phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình cũng như đảm bảo thời gian và chi phí ở mức tối ưu. Các thủ tục phân tích hiện vẫn là những thủ tục kiểm tốn hiện đại, mang tính khoa học không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn giảm bớt các rủi ro kiểm tốn.

Do đó, đề tài nghiên cứu về vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính thực sự là một đề tài hấp dẫn và phức tạp nhưng bản thân với kinh nghiệm ít ỏi và kiến thức còn hạn chế, chắc chắn đề tài này không tránh khỏi những hạn chế.

Em hi vọng sẽ có điều kiện nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đề này và cũng hi vọng thủ tục phân tích ngày càng được áp dụng chặt chẽ để nâng cao chất lượng của các báo cáo kiểm tốn.

Em chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Mỹ và các anh chị trong công ty Ernst & Young Việt Nam – chi nhánh Hà Nội đã tận tình định hướng và giúp em tìm tài liệu trong suốt thời gian em thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm tốn khoản mục doanh thu trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện (Trang 100 - 109)