Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết số dư, tình hình tăng giảm trong kỳ, KTV cần đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái, các bảng tổng hợp, chi tiết để đảm bảo sự khớp đúng của sổ liệu ghi trên sổ. Sau đó, KTV cần thu thập lập ra một bảng phân tích trong đó liệt kê số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng giảm trong năm để từ đó tính ra số dư cuối kỳ. Số dư cuối kỳ sẽ được kiểm tra thông qua việc đối chiếu với các tài liệu kiểm toán năm trước. Đối với các tài sản tăng giảm trong năm, KTV sẽ thu thập thêm bằng chứng chi tiết về các khoản tăng giảm này.
Việc thực hiện thủ tục phân tích với TSCĐ thông thường cũng được thực hiện thông qua việc tính toán và phân tích một số tỷ suất tài chính sau:
Tỷ trọng giữa TSCĐ và tổng tài sản nhằm so sánh với số liệu chung của ngành, phát hiện những biến động bất thường cần được giải thích.
So sánh tỷ lệ tổng chi phí khấu hao với tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước nhằm nhận định, tìm hiểu sai sót có thể có khi tiến hành trích lập khấu hao. So sánh tỷ lệ khấu hao lũy kế với tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước
nhằm phát hiện ra khả năng khấu hao lũy kế của đơn vị phản ánh không chính xác.
So sánh tổng giá trị tài sản tăng (giảm) năm nay với năm trước, xem có sự chênh lệch lớn, tìm ra nguyên nhân.
So sánh tỷ lệ Tổng nguyên giá TSCĐ với giá trị tổng sản lượng các năm trước để tìm kiếm các TSCĐ không sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã được thanh lý nhượng bán nhưng chưa ghi sổ.
So sánh tỷ lệ Tổng chi phí sửa chữa lớn với tổng nguyên giá TSCĐ hoặc với các năm trước để tìm kiếm các chi phí sản xuất kinh doanh bị vốn hóa hoặc các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bị phản ánh sai lệch vào chi phí sản xuất kinh doanh.