Phương pháp toán học thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long (Trang 40 - 43)

Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu thu thập trong quá trình cứu. Các công thức được sử dụng trong đề tài: Trị số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, so sánh hai số trung bình quan sát.

* Số trung bình quan sát n xi x n iΣ−1 = Trong đó: x: Số trung bình quan sát. xi: Giá trị các mẫu riêng biệt. n: Kích thước tập hợp mẫu. ∑: Ký hiệu tổng. * Phương sai: n x xi n i ∑ − − = 1 2 2 ) ( δ (với n ≥ 30) Trong đó:

δ2: Phương sai của mẫu n ≥ 30. xi: Giá trị các mẫu riêng biệt. n: Kích thước tập hợp mẫu. * Độ lệch chuẩn: δ = δ2

Trong đó:

δ2: Phương sai của mẫu n ≥ 30.

δ: Độ lệch chuẩn

t = B B A A B A n n x x 2 2 δ δ + − (với n ≥ 30) Trong đó: A

x : Số trung bình của tập hợp mẫu quan sát nhóm A.

B

x : Số trung bình của tập hợp mẫu quan sát nhóm B.

δ2A: Phương sai của nhóm A.

δ2B: Phương sai của nhóm B.

2.2.Tổ chức tiến hành nghiên cứu:

2.2.1.Thời gian nghiên cứu: Luận văn khoa học được tiến hành từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 6 năm 2008, được thực hiện trong 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2005 đến tháng 7/2006, các công việc bao gồm:

- Lựa chọn đề tài, xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu khoa học, tại Hội đồng cao học khóa 14.

- Nghiên cứu về phương pháp.

- Giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất (tiến hành phỏng vấn) đối tượng nghiên cứu và diều tra, đánh giá thể chất của nữ sinh viên.

b. Giai đoạn 2: Từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007, giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Xử lý số liệu nghiên cứu của nhiệm vụ 1.

- Thu thập tài tliệu, hình thành chương tổng quan của đề tài. - Giải quyết nhiệm vụ thứ 2.

c. Giai đoạn 3: Từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008, các nhiệm vụ được giải quyết gồm có:

- Giải quyết nhiệm vụ thứ 3 (thực nghiệm sư phạm) - Xử lý số liệu nghiên cứu.

- Hình thành kết cấu luận văn và viết tong phần. - Chuẩn bị và tiến hành bảo vệ luận văn cao học.

- Viết bài cho tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị khoa học và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội đồng nghiệm thu.

2.2.2.Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long gồm 216 người, bao gồm 58 của năm thứ nhất, 48 của năm thứ hai, 56 của năm thứ ba và 54 của năm thứ tư. Đối tượng này cũng được kiểm tra sự phát triển thể lực.

Trong giai đoạn 2, giai đoạn 3 tiến hành thực nghiệm sư phạm trên một nhóm nữ sinh viên năm thứ 3, ở học kỳ 6 gồm 36 người.

Tổng số lượng người tham gia vào quá trình nghiên cứu là 216 + 36 = 252 lượt người.

2.2.3.Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Thể dục thể thao I Từ Sơn Bắc Ninh (nơi hướng dẫn đề tài) và Trường Đại học Dân Lập Thăng Long (nơi thực nghiệm đề tài).

2.2.4.Dụng cụ nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu, đã sử dụng một số dụng cụ và một bộ dụng cụ kiểm tra hình thể gồm:

- Thước đo chiều cao 2 chiếc. - Cân bàn 2 chiếc.

- Đồng hồ bấm giây 3 chiếc. - Thước dây 3 chiếc.

- Cát sét 1 chiếc và một số đĩa nhạc. - Máy tính điện tử để sử lý số liệu 1 chiếc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w