Lựa chọn phương pháp phát triển các tố chất thể lực cho nữ sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long (Trang 31 - 33)

theo chương trình nội khóa của nhà trường, tuy nhiên thời gian quá eo hẹp, sinh viên không thể giải quyết hoàn thành môn học. Do đó, Bộ giáo dục và đào tạo cần quy định bắt buộc, tăng cường thời gian ngoại khóa để các em ôn luyện, nâng cao trình độ vận động và sức khỏe.

So với yêu cầu tăng cường thể lực, nội dung, phương pháp tập luyện ngoại khóa cần được sắp xếp một chương trình hợp lý, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thể lực nhằm đảm bảo cho sinh viên có sức khỏe tiếp thu tốt các kiến thức khoa học. Mặt khác, để sinh viên từ tập luyện bắt buộc đến tự giác tập luyện, đồng thời triệt để sử dụng các phương tiện tập luyện đơn giản, dễ tập như: dải lụa, tạ tay, kéo dây cao su.. đúng với phương châm: “Tận dụng mọi điều kiện thuận lợi cho tập luyện”. Thực hiện tốt điều này, sẽ cho lợi ích của tập luyện TDTT được tăng lên gấp nhiều lần, ngay cả đối tượng tập luyện là nữ sinh viên.

1.5. Lựa chọn phương pháp phát triển các tố chất thể lực cho nữ sinh viên. viên.

Các tố chất thể lực (hay còn gọi là tố chất vận động) là những đặc điểm, những mặt, những phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia ra làm 3 loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền.

a. Sức mạnh: sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Cơ bắp sản sinh ra lực trong các trường hợp sau đây:

- Không thay đổi độ dài của cơ (cơ chế tĩnh).

- Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)

Trong đó chế độ nhượng bộ và chế độ khắc phục hợp thành chế độ hoạt động lực. Sức mạnh được chia thành các loại sau đây:

Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh).

Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh). Nhóm sức mạnh tốc độ lại chia thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung.

Trong thực tiễn, chúng ta còn gặp các loại sức mạnh sau: sức mạnh bột phát là khả năng của con người phát huy một lực lớn trong khoảng thời gian sớm nhất (sức bật, dậm nhảy…). Sức mạnh tuyệt đối có thể được đo bằng trọng lượng tối đa mà con người khắc phục được.

Để so sánh sức mạnh của những người có trọng lượng khác nhau, người ta còn sử dụng sức mạnh tương đối. Sức mạnh tương đối bằng sức mạnh tuyệt đối trên trong lượng cơ thể.

b. Sức nhanh: Sức nhanh là khả năng của con người thực hiện động tác trong thời gian ngắn. Có 3 hình thức biểu hiện sức nhanh:

- Thời gian phản ứng vận động . - Tốc độ động tác đơn.

- Tần số động tác.

Trong những động tác phối hợp phức tạp, thì tốc độ không những phụ thuộc vào sức nhanh ma con phụ thuộc vào sức mạnh, kỹ chiến thuật, hiểu biết.

c. Sức bền: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Sức bền chia làm hai loại: sức bền chung và sức bền chuyên môn. Sức bền chung là sức bền trong các hoạt dộng kéo dài với cường độ thấp, có phần lớn hệ cơ tham gia. Sức bền chung có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngàyvà có khả năng chuyển rộng lớn. Các bài tập phát triển sức bền chung, được coi là bài tập cơ sở để phát triển các tố chất khác nhau và nâng cao vận động chung. Sức bền của một chuyên môn nào đó gọi là sức bền chuyên môn, là khả năng duy trì hoạt động cao trong những bài tập nhất định.

Sức bền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian hoạt động, căn cứ vào thời gian vận động có thể chia sức bền thành:

-Sức bền trong thời gian trên 11 phút: thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động ưa khí.

-Sức bền trong thời gian khoảng 2 phút đến 11 phút: thành tích phụ thuộc vào cả khả năng hoạt động ưa khí và thiếu khí.

-Sức bền trong thời gian ngắn từ 45 giây đến 2 phút: thành tích phụ thuộc vào khả năng yếm khí và sức mạnh-bền, cũng như sức nhanh bền-bền.

Ngoài các tố chất thể lực cơ bản, còn có các tố chất thể lực không cơ bản như khả năng phối hợp vận động, độ mềm dẻo, sức mạnh - tốc độ, sức mạnh - bền,…. Tố chất thể lực không cơ bản là tố chất cần cho một hoạt động nào đó mà hoạt động khác không cần đến và nó không có cơ sở sinh lý chung với các tố chất thể lực cơ bản. Giáo dục các tố chất thể lực là một quá trình phức tạp, bao gồm tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn.

Quá trình giáo dục thể chất cho sinh viên trong các trường đại học chuyên nghiệp chủ yếu là các trường không chuyên TDTT và đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực (theo tiêu chuẩn quy định) là trình độ thể lực chung. Trong chương trình GDTC cho sinh viên vào giai đoạn hai có những bài tập, có những học phần nhằm hướng tới phát triển thể lực chuyên môn. Do đó, khi đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực chung (theo quy định) và chú ý tới đặc điểm này.

Để phát triển các tố chất thể lực, ngoài những yếu tố khác như điều kiện dinh dưỡng, điều kiện sống, điều kiện lao động, nghiên cứu khoa học và điều kiện học tập, thì các bài tập TDTT (còn gọi là bài tập thể chất hay bài tập thể lực) là phương tiện chủ yếu và cơ bản nhất. Tùy theo mục đích giáo dục, mà người ta gọi bài tập thể chất là bài tập thể lực, phương pháp phát triển thể chất là phương pháp phát triển tố chất thể lực, nhằm nhấn mạnh tính mục đích của nó. Cùng một bài tập như nhau, nhưng sử dụng phương pháp khác nhau, thì hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Do đó mọi họat động nói chung và hoạt động giáo dục thể chất nói riêng cần lựa chọn những phương pháp thích hợp để đạt được những hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w