BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí và tính giá thành theo hoạt động - thực trạng và giải pháp vận dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 39 - 43)

Qua thực tế áp dụng đã chứng minh được tính ưu việt của hệ thống ABC và rút ra một số vấn đề cần xem xét khi tiến hành áp dụng mô hình ABC

1. Sự đa dạng của mô hình ABC.

Có rất nhiều cách tiếp cận mô hình ABC. ABC có thể được sử dụng để xác định chi phí cho các đối tượng hoặc để quản lý hoạt động hoặc là cả hai. Hệ thống tính phí cho sản phẩm có thể chỉ có sự phân tích chi phí sản xuất chung hoặc có thể bao gồm cả chi phí ngoài sản xuất có liên quan đến sản phẩm và chi phí nhân công trực tiếp.

Người ta không chỉ sử dụng mô hình ABC để tính giá thành cho sản phẩm mà còn dùng để xác định phí cho bất kì đối tượng chịu phí nào họ quan tâm. Ví dụ có thể tính phí cho từng khách hàng, từng nhà cung cấp

2. Cách ứng xử với ABC

Mô hình ABC có sự thay đổi lớn so với các mô hình truyền thống về cách thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu. Trong tổ chức bất cứ sự thay đổi nào cũng có thể rất đáng lo ngại và có thể gặp phải những cản trở. Vì vậy để tiến hành ABC thì cần phải đi kèm với một kế hoạch quản lý sự thay đổi được xây dựng một cách cẩn thận, và phải có sự hợp tác và kết hợp của cả tổ chức, kết hợp khả năng chuyên môn của nhiều người chứ không chỉ mình bộ phận kế toán.

Không có một công thức riêng nào cho quản lý sự thay đổi. Tuy nhiên có một đề xuất là mô hình quản lý đi từ dưới lên sẽ hiệu quả hơn là đi từ trên xuống. Theo cách tiếp cận đi từ dưới lên sẽ giúp cho hệ thống ABC không phải chỉ là hệ thống quản lý của các nhà quản lý cấp cao mà nó khuyến khích người lao động xem ABC như là

một công cụ giúp họ quản lý công việc của chính mình. Kinh nghiệm cho thấy giải quyết tốt về khâu tổ chức và cách ứng xử phù hợp với hệ thống ABC có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của việc tiến hành ABC.

3. Các giới hạn của hệ thống ABC

ABC có rất nhiều ưu điểm nhưng chúng ta cần phải xem xét các hạn chế của nó để có thể đưa ra các quyết định hợp lý nhất

- Chí phí ở cấp độ duy trì hoạt động doanh nghiệp : có một vài đề xuất về ABC cho rằng phân bổ tất cả các chi phí, kể cả các chi phí ở mức độ duy trì này đến từng sản phẩm. Tuy nhiên các hoạt động ở mức độ duy trì hoạt động của doanh nghiệp nó không có mối quan hệ trực tiếp đến sản phẩm. ở Mason & Cox chi phí quản lý nhà xưởng là chi phí duy nhất ở cấp độ này được phân bổ cho từng sản phẩm . tùy vào việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động ở mức độ này đến sản phẩm mà ta có quyết định phân bổ không.

- Sử dụng chi phí bình quân: chi phí ở mức độ đơn vị sản phẩm là chi phí phát sinh cho mỗi đơn vị sản phẩm, còn chi phí ở mức độ lô, mức độ loại sản phẩm phải được chia cho số lượng sản phảm để tính giá thành mỗi đơn vị sản phẩm. điều này rất quan trọng đói với các nhà quản lý khi đưa ra các quyết định, nhiều quyết định liên quan đến sản phẩm dựa vào tổng chi phí của một loại sản phẩm sẽ chính xác hơn dựa vào giá thành của mỗi đơn vị sản phẩm.

- Mức độ phức tạp : khi sử dụng hệ thống ABC thì việc thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu chi tiết và phức tạp hơn hệ thống cũ rất nhiều. Nếu công ty có tốc độ biến đổi nhanh thì phải cập nhật thông tin thường xuyên để tránh lỗi thời. Điều này có thể tốn rất nhiều chi phí. Việc sử dụng mô hình ABC để quản lý hoạt động thì còn phức tạp và tốn kém hơn nữa, vì để quản lý hoạt động đòi hỏi sự thu thập và phân tích thông tin về chi phí, hoạt động quy mô và chi tiết hơn.

Vì vậy khi thiết kế mô hình ABC ta cần phải xem xét giữa chi phí và lợi ích đem lại.

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH ABC VÀO VIỆT NAM MÔ HÌNH ABC VÀO VIỆT NAM

ABC với những ưu việt của nó đã khẳng định việc áp dụng vào doanh nghiệp là một việc cần thiết. Cho dù hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, việc tính chi phí và phương pháp truyền thống cũng gây ra những khó khăn trong việc phân bổ các chi phí gián tiếp cũng như việc phục vụ cho công tác quản lý. Với việc sử dụng ABC, các nhà quản trị có thể đưa ra được các quyết định chính xác hơn, hợp lý hơn trong hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp. Thực tế ở Việt Nam đây là phương pháp còn rất mới, chỉ có một số doanh nghiệp áp dụng phương pháp này, ví dụ Công ty Dệt May Gia Định, một số công ty khai thác than lớn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ việc áp dụng các phương pháp này trở nên khó khăn. Các yếu tố cản trở việc thực hiện ABC ở các doanh nghiệp này như thiếu dữ liệu, thiếu nguồn lực kỹ thuật, tài chính và thiếu sự hỗ trợ đầy đủ của máy tính. Có lẽ khó khăn chủ yếu nhất đó là việc thu thập dữ liệu, tập trung vào việc xử lý các số liệu cần thiết theo một cách thức chính xác với chi phí chấp nhận được. Những doanh nghiệp nhỏ rất kỹ lưỡng trong việc chọn và phân tích loại thông tin sử dụng để xác định chi phí gián tiếp, bởi việc thu thập những thông tin cần thiết theo phương pháp ABC rất tốn kém, trong khi những doanh nghiệp này thường bị ràng buộc về vấn đề tài chính. Do vậy việc tìm kiếm một phương pháp có thể cho phép những doanh nghiệp nhỏ thu thập những thông tin về chi phí sản phẩm một cách chính xác với chi phí thấp là một điều cần thiết. Do hạn chế như vậy nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể áp dụng phương pháp này. Tuỳ theo từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể để đưa ra quyết định có thực hiện phương pháp ABC hay không. Doanh nghiệp sẽ chỉ có ý định thay đổi việc sử dụng phương pháp truyền thống bằng việc sử dụng ABC khi có những yếu tố sau xuất hiện:

• Khi các nhà quản lý không tin vào giá thành được xác định bởi hệ thống kế toán.

• Phòng marketing không muốn sử dụng giá thành sản phẩm được báo cáo để xác định giá bán.

• Sản phẩm sản xuất phức tạp được báo cáo là đem lại lợi nhuận rất cao

• Lợi nhuận sản phẩm biên khó xác định.

• Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm.

• Khi nhà quản lý muốn cắt giảm các sản phẩm được kế toán báo cáo là mang lại lợi nhuận cao.

• Một số sản phẩm được báo cáo là có lợi nhuận cận biên cao nhưng lại không được đối thủ cạnh tranh sản xuất.

• Chi phí sản xuất chung tăng.

• Chủng loại sản phẩm phong phú.

• Chi phí lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng nhỏ.

• Những sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn,được đối thủ cạnh tranh định giá quá thấp .

• Hệ thống kế toán phải sử dụng rất nhiều thời gian để tính giá và quyết định đặt mức giá bán.

Như vậy phương pháp ABC mặc dù được xem xét là có tính ưu việt hơn hẳn phương pháp truyền thống trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh và tính chi phí chính xác, song không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng được. Trong trường hợp nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết sử dụng phương pháp ABC để có thể nâng cao hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần xác định mô hình ABC làm cơ sở cho việc thực hiện trong điều kiện doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại.

Dưới đây là đề xuất của nhóm nghiên cứu khoa học về quy trình thực hiện mô hình ABC và công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho quá trình thực hiện đó.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí và tính giá thành theo hoạt động - thực trạng và giải pháp vận dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 39 - 43)