I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘ
41 31/10 KC chi phí NVLTT vào Zsp 154 648.673.867,
2.2. Nội dung hạch toán chi tiết chi phí sản xuất.
Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí sản xuất sản phẩm cũng được chia thành 03 loại là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nhưng các loại chi phí sản xuất này không được tập hợp trên các tài khoản khác nhau là 621, 622, 627 như ở các doanh nghiệp lớn mà chúng đều được tập hợp trên tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - theo đúng quy định dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Kế toán Công ty sử dụng tài khoản 154 chi tiết theo từng tổ sản xuất. Tuy nhiên, chi phí được theo dõi đến từng tổ sản xuất chỉ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chỉ được theo dõi tổng quát tại bộ phận sản xuất.
4. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất ở Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội lắp cơ điện Hà Nội
4.1 Phân loại chi phí sản xuất
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty đã sử dụng tiêu thức phân loại chi phí sản xuất theo "khoản mục chi phí". Theo tiêu thức này chi phí sản xuất của Công ty được phân thành:
- Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp có một ý nghĩa rất lớn đối với công tác tập hợp chi phí và tính giá thành. Tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng.
4.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
4.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội, chi phí NVL trực tiếp bao gồm nguyên vật liệu chính, NVL phụ, CCDC… xuất dùng trực tiếp cho sản xuất.
Trong đó, mỗi loại vật liệu lại bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Để tiện theo dõi và phù hợp với công tác kế toán trên máy mỗi loại NVL đều được mã hoá, lập thành các danh mục để theo dõi. Việc quản lý NVL được tiến hành khá chặt chẽ theo nguyên tắc việc xuất dùng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất mà cụ thể là kế hoạch sản xuất.
Tại Công ty chi phí NVL là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó đòi hỏi việc hạch toán phải chính xác và đầy đủ.
Khi có hợp đồng sản xuất, phòng kế toán căn cứ vào hợp đồng tính ra mức tiêu hao nguyên vật liệu đồng thời tính ra số NVL cần thiết để sản xuất sản phẩm. Sau đó sẽ ghi phiếu xuất kho trong đó chỉ ghi tạm thời số lượng xuất.
Khi xuất kho vật liệu kế toán sẽ ghi Phiếu xuất kho gồm 2 liên: - Liên gốc bộ phận kế toán giữ lại.
- Liên thứ 2 sẽ chuyển cho thủ kho để thực hiện việc xuất kho và ghi vào thẻ kho.
Cuối tháng căn cứ vào số lượng NVL xuất - nhập - tồn, kế toán sẽ tính toán được đơn giá từng loại vật tư theo cách tính sau:
=
Từ đó có thể tính: = x
Mỗi tháng trên cơ sở các chứng từ xuất kho được phân loại theo từng loại NVL của các phân xưởng được tập hợp về phòng kế toán để nhập kho số liệu vào máy và tập hợp theo các đối tượng.
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho trong kỳ để tập hợp chi phí NVL trực tiếp và tiến hành kết chuyển vào TK154 để tính giá thành sản phẩm. Trong trường hợp NVL thực tế không dùng hết sẽ được nhập trở lại kho (kế toán phải viết Phiếu nhập kho). Vật liệu không dùng hết sẽ làm giảm được chi phí NVLTT và như vậy ở TK621 chỉ còn chi phí NVL tiêu hao thực tế để kết chuyển vào TK154.
Kết toán sẽ ghi:
Nợ TK154 (chi phí vật tư)
Có TK621 (chi tiết cho đối tượng sử dụng)
Để miêu tả rõ hơn quá trình này em xin lấy ví dụ về việc hạch toán của Công ty trong tháng 10/2004.
Ví dụ: ngày 1/10 xuất kho vật liệu để sản xuất dây cuốn điện, theo hợp đồng số 210 với Công ty TNHH Lam Sơn.
Trên cơ sở hợp đồng, sau khi tính toán các định mức tiêu hao NVL, kế toán viết Phiếu xuất kho theo mẫu sau:
Biểu số 7
Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 1/10/2004 Số 38 Nợ TK 6212
Có TK1521, 1522
Họ tên người nhận: Anh Nam phân xưởng lõi thép Lý do xuất kho: HĐSX số 210
Xuất tại kho: Vật tư Đơn vị tính: đồng
TT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Lõi thép kỹ thuật điện T01M0 8 m2 20 106.427, 8 2.128.556 2 Các cuộn dây T01M03 m2 30 69.592,8 2.087.784 3 Vỏ máy T01V06 m2 25 500,0 12.500 … … … … Cộng 4.228.840
Cộng thành tiền (bằng chữ): Bốn triệu hai trăm hai tám nghìn tám trăm bốn mươi đồng. Kế toán trưởng (Đã ký) Phụ trách cung tiêu (Đã ký) Người nhận (Đã ký) Thủ kho (Đã ký)