THẺ TÍNH GIÁ MÁY BIẾN ÁP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội (Trang 85 - 88)

- Tên sản phẩm, dịch vụ: Máy biến áp Đvt: đồng

5. Tính giá thành đơn vị sản phẩm.

THẺ TÍNH GIÁ MÁY BIẾN ÁP

Tháng 03 năm 2004 Máy 250KVA-35/04

Order: 2301005 Đơn vị tính: đồng

Hạng mục chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 2 3 4 5

1. Dầu biến thế Lít 25 10.500 262.500

2. Ty đồng cao thế M12 kg 1,35 68.200 92.070 3. Ty đồng hạ thế M20 kg 7,2 68.200 491.040 4.Dây êmay cuốn cao thế kg 82 42.000 3.444.000

5. Sứ cao thế quả 3 90.000 270.000

6. Sứ hạ thế quả 4 12.000 48.000

7. Ecu bulong chiếc 47 1.100 51.700

8. Cụm cánh M725 cặp 24 40.000 960.000

9. Đồng lá 0,6 ly kg 1 33.000 33.000

10. Bìa giấy cách điện kg 24 26.000 624.000

11. Bầu dầu cái 1 300.000 300.000

12. Tôn làm vỏ, nắp máy kg 224 9.000 2.016.000

13. Hạt chống ẩm kg 1,5 20.000 30.000

14. Mặt thuỷ tinh bình dầu phụ 1 12.000 12.000

15. Điều chỉnh pháp cái 1 500.000 500.000

16. Đồng hồ báo dầu cái 1 200.000 200.000

17. Sơn các loại chống rỉ kg 3 40.000 120.000

18. Băng các loại kg 10 2.500 25.000

19. Joăng mặt máy + Phụ kiện - - - 140.000

20. ốp chân sứ cái 3 9.000 27.000

21. Van thân cái 1 60.000 60.000

22. Gen cách điện kg 15 6.000 90.000

23. Điện năng sấy 40kW/h - - - 300.000

24. Công công 18 30.000 540.000

25. Phụ kiện khác - - - 200.000

Tổng cộng chi phí x x x 10.836.310

Nhìn vào thẻ tính giá máy biến áp trên ta thấy rằng chi phí sản xuất máy biến áp chủ yếu là khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân

công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ rất ít. Qua quá trình tìm hiểu về nguyên tắc lập và căn cứ lập thẻ tính giá thành sản phẩm, em thấy rằng doanh nghiệp sử dụng thẻ tính giá thành chưa hiệu quả. Nó không phản ánh được toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu được lấy từ các thẻ kho do thủ kho theo dõi, và căn cứ vào các sổ chi phí sản xuất kinh doanh lập cho các phân xưởng. Kế toán căn cứ vào số lượng trên thẻ kho, các sổ chi phí sản xuất kinh doanh để tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn chi phí điện năng sấy máy, tiền công thì kế toán tính giá ước lượng, tính theo một mức chung, ví dụ như máy 250KVA cần 300.000 đồng tiền điện và 18 công, máy 400KVA cần 350.000 đồng và 30 công. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi sản phẩm trong thẻ tính giá thành không được lập dựa trên các căn cứ đáng tin cậy như chi phi nguyên vật liệu trực tiếp.

Vậy, qua thẻ tính giá thành sản xuất máy biến thế chỉ phản ánh được chi phí sản xuất máy biến thế một cách chưa chính xác chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó, thẻ tính giá thành sản xuất máy biến thế không được kế toán sử dụng để ghi tăng giá vốn hàng bán khi có nghiệp vụ xuất xưởng, giao máy cho khách mà nó chỉ để xem xét một cách ước lượng về chi phí sản xuất ra sản phẩm đó.Còn giá vốn hàng bán thường được ghi vào cuối tháng, khi kế toán cần xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng để báo cáo cho Hội đồng quản trị. Giá vốn được xác định dựa trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK154 (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các phân xưởng), số phát sinh Nợ TK154 trên sổ cái TK154.

Giá vốn hàng bán trong kỳ = Số dư đầu kỳ TK154 + Số phát sinh nợ TK154 – Số dư cuối kỳ TK154

Số dư cuối kỳ TK154 được lấy trên các sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK154 (theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các phân xưởng).

Số dư cuối kỳ TK154 được lấy trên các sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK154 ( Theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các phân xưởng).

Về việc tập hợp chi phí sản xuất Công ty không sử dụng các tài khoản 621, 622, 623. để theo dõi. Công ty tập hợp toàn bộ các khoản chi phí vào tài khoản 154 theo đúng quy định dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đặc điểm riêng nên hiện nay Công ty vẫn chưa sử dụng tài khoản 338. Ta có thể tóm tắt công việc tập hợp chi phí sản xuất của Công ty thông qua sơ đồ dưới đây:

TK 152, 153 TK 154 TK 155

Xuất nguyên vật liệu, sản phẩm hoàn thành ccdc cho sản xuất nhập kho

TK 334 TK 632 Tính tiền lương phải sản phẩm hoàn thành

trả cho CN xuất bán ngay

TK 214

Chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất TK 111, 332 Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác phân TK 133 bổ cho sản xuất

Sơ đồ 2.7: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Trên đây là thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội. Nhìn chung, doanh nghiệp mới chỉ thực hiện tốt việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn doanh nghiệp chưa tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung một cách phù hợp, chính xác. Do đó, giá thành đơn vị sản phẩm mặc dù đã được theo dõi nhưng vẫn chưa phản ánh được giá thành thực tế, qua đó,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w