Phương hướng hạ giá thành nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty hoá chất Sơn Hà Nội (Trang 58 - 62)

II. PHƯƠNG HƯỚNG HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2. Phương hướng hạ giá thành nâng cao hiệu quả kinh doanh

Hạ thấp giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu đặt ra cho mọi doanh nghiệp. Nó đòi hỏi công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải luôn được chú trọng để đảm bảo cung cấp những thông tin thật chính xác, quá trình sản xuất phải tiết kiệm vật tư, sử dụng lao động máy móc thiết bị phải đảm bảo theo yêu cầu của thực tế. Qua thời gian nghiên cứu về quy trình sản xuất và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty hoá chất Sơn Hà Nội, em thấy rằng Công ty cần tiếp tục tìm ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, có thể theo một số hướng sau:

Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Hiện nay, Công ty chưa có hệ thống định mức tiêu hao cho từng loại vật liệu nên không kiểm soát được chi phí sản xuất đối với từng loại sản phẩm, từ đó, không đề ra được kế hoạch hạ giá thành sản phẩm một cách hợp lý. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm quy trình sản xuất và tham khảo các chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm, Phòng kỹ thuật có thể thực hiện nhiệm vụ thiết kế một hệ thống định mức tiêu hao hay mức khoán cho từng bộ phận sản xuất; sau đó, phòng phải phối hợp với quản đốc các phân xưởng thường

xuyên theo dõi việc thực hiện các định mức này nhằm tránh lãng phí khi sử dụng vật liệu. Đồng thời, Công ty nên có các biện pháp khuyến khích như thưởng vật chất khi công nhân thực hiện vượt định mức và khiển trách, phạt tiền khi không đảm bảo tiêu chuẩn đề ra.

Đối với chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, kế toán hầu như không thực hiện việc phân bổ nhiều lần vào chi phí sản xuất trong nhiều kỳ hạch toán mặc dù các công cụ đó giá trị lớn và có thể sử dụng trong nhiều kỳ. Làm như vậy có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận trong từng kỳ kinh doanh do chi phí sản xuất biến động bất thường. Công ty nên sử dụng TK 242 để hạch toán chi phí công cụ dụng cụ thuộc loại này. Khi xuất được thì ghi toàn bộ giá trị vào TK 242, hàng kỳ, tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất và phân bổ lần cuối khi công cụ hỏng.

Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp

Các khoản trích theo lương hiện nay cho công nhân sản xuất của Công ty mới chỉ trích trên lương cơ bản, như vậy là không đúng với quy định. Công ty nên thay đổi lại bằng cách trích theo lương thực tế để đảm bảo công bằng cho người lao động.

Mặt khác, do tính chất công việc đòi hỏi người công nhân phải tiếp xúc với môi trường sản xuất độc hại, Công ty cần có các khoản phụ cấp độc hại tương xứng hơn để bù đắp sức khỏe cho họ. Có như vậy mới khuyến khích người lao động làm việc tận tâm với doanh nghiệp và cũng để đảm bảo thực hiện các quy định về an toàn lao động của Nhà nước.

Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh nói chung và mức tiêu hao vật liệu nói riêng là vấn đề sử dụng công nghệ. Có thể thấy rõ là tại Công ty sơn Hà Nội, thực trạng công nghệ có sự khập khiễng. Một số máy móc sản xuất của đơn vị đang ở tình trạng hết sức lạc hậu, thậm chí nhiều thiết bị đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng. Đối với các thiết bị này, cần tiến hành nâng cấp, cải

tiến nhằm tăng cường hiệu quả trong quá trình sản xuất. Công ty nên thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định để đảm bảo sẵn sàng khi có hỏng hóc xảy ra và không ảnh hưởng lớn đến chi phí kỳ báo cáo. Đồng thời nên nghiên cứu, xem xét nhập các công nghệ tốt, theo kịp trình độ phát triển, thậm chí có thể tìm kiếm sự hợp tác với các Công ty nước ngoài để thực hiện chuyển giao công nghệ.

Trong quá trình sản xuất, không thể tránh được các sai sót và dẫn đến có các sản phẩm hỏng. Hiện Công ty đưa toàn bộ các khoản này chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ. Để đảm bảo tính hợp lý, kế toán nên tập hợp các khoản này vào chi phí khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính.

Như vậy, để có những biện pháp quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị của Công ty phải thường xuyên tiến hành phân tích giá thành trên nhiều góc độ và các phương pháp khác nhau. Đồng thời xem xét sự biến động chung của nền kinh tế. Từ đó thấy được những khả năng tiềm tàng cũng như khó khăn, bất cập còn tồn tại để có những định hướng trong công tác quản lý cũng như trong công tác tổ chức sản xuất, có những biện pháp hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần tạo ra sự ổn định và phát triển cho doanh nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Công ty hoá chất Sơn Hà Nội, được tìm hiểu thực tế về công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất nói riêng đã giúp em hoàn thành chuyên để thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài: “Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty hoá chất Sơn Hà Nội”.

Trong thời gian thực tập tại Công ty hoá chất Sơn Hà Nội, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn được công ty chú trọng và thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước và đã đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, vì mục tiêu phát triển của Công ty, công tác kế toán cũng cần phải có những bước đổi mới và hoàn thiện hơn, đặc biệt trong việc đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức rõ điều này, từ ban giám đốc đến các phòng ban, các phân xưởng của Công ty hoá chất Sơn Hà Nội đã nỗ lực rất lớn nhằm đạt được các mục tiêu trên. Chính vì vậy mà công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã, đang và sẽ trở thành một công cụ đắc lực trong hệ thống các giải pháp đó.

Do trình độ lý luận và thời gian thực tập còn hạn chế, luận văn tốt nghiệp chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo thêm của cô giáo và cán bộ công nhân viên tại phòng kế toán Công ty hoá chất sơn Hà nội để bản luận văn của em hoàn thiện về mặt lý luận và thiết thực với thực tiễn.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty, các cán bộ nhân viên phòng kế toán và đặc biệt là cô giáo Đặng Thuý Hằng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Hà nội, ngày 28 tháng 5 năm 2003 Sinh viên

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty hoá chất Sơn Hà Nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w