Cấu trúc bản tin M2PA, M2UA, M3UA, SUA

Một phần của tài liệu báo hiệu số 7 trong mạng thế hệ mới ngn (Trang 93 - 96)

- Độ khả dụng: để đảm bảo các điểm đầu cuối thông tin vẫn duy trì được dịch vụ

CÁC GIAO THỨC THÍCH ỨNG

4.5 Cấu trúc bản tin M2PA, M2UA, M3UA, SUA

M2PA, M2UA, M3UA, SUA (gọi chung là xUA, xPA) có cấu trúc bản tin tương tự như nhau.

Bản tin xUA, xPA bao gồm một tiêu đề chung và theo sau bởi một hoặc nhiều thông số độ dài thay đổi được định nghĩa bởi kiểu bản tin.

Ý nghĩa của các trường trong tiêu đề này:

- Phiên bản (Version): gồm 8 bit, phiên bản của lớp tương thích xUA, xPA. - Dự phòng (Spare): phần dự phòng gồm 8 bit. Nó phải được thiết lập thành toàn 0 ở phía gửi và phía thu sẽ phải bỏ qua phần này.

- Lớp bản tin (Message Class): gồm 8 bit, chỉ thị lớp bản tin. Các bản tin có thể là: bản tin điều khiển, bản tin truyền tải, bản tin quản lý mạng báo hiệu SS7, bản tin bảo dưỡng trạng thái ASP, bản tin bảo dưỡng lưu lượng ASP…

- Kiểu bản tin (Message Type): gồm 8 bit, chỉ thị kiểu bản tin. Đối với mỗi kiểu bản tin khác nhau, ví dụ như: bản tin tương thích người sử dụng MTP2, bản tin duy trì trạng thái tiến trình server ứng dụng, bản tin quản lý lưu lượng tiến trình server ứng dụng... thì các bit chỉ thị lại có ý nghĩa khác nhau.

- Độ dài bản tin (Message Length): phần này xác định độ dài của bản tin theo octet, bao gồm cả phần tiêu đề. Phần này phải bao gồm của các byte độn thông số nếu cần.

- Khuôn dạng thông số độ dài thay đổi: bản tin xUA bao gồm một tiêu đề chung và có thể theo sau là các thông số độ dài thay đổi được định nghĩa bởi kiểu bản tin. Các thông số độ dài thay đổi chứa trong một bản tin được xác định trong một khuôn dạng giá trị độ dài thẻ như sau:

Các thông số bắt buộc phải được đặt trước các thống số lựa chọn trong bản tin. + Thẻ thông số (Parameter Tag): trường này gồm 16 bit xác định loại thông số. Nó nhận các giá trị từ 0 đến 65534. Các thông số chung được sử dụng bởi các lớp thích ứng trong dải từ 0x00 đến 0xFF. Các thông số xác định M2UA trong dải từ 0x300 đến 0x3FF.

+ Độ dài thông số (Parameter Length): 16 bit, chứa kích thước của thông số theo byte, bao gồm Thẻ thông số, độ dài thông số, và trường giá trị thông số. Do đó, một

thông số với trường giá trị thông số độ dài 0 phải có trường độ dài là 4. Độ dài thông số không bao gồm byte độn.

+ Giá trị thông số (Parameter Value): độ dài thay đổi. Trường giá trị thông số chứa thông tin thực sự được truyền trong thông số.

Tổng độ dài của thông số phải là bội của 4 byte. Nếu độ dài của thông số không là bội của 4 byte thì phía gửi phải đệm thêm vào sau trường giá trị thông số các byte toàn không. Độ dài của phần độn thêm không bao gồm trong trường độ dài thông số. Phía gửi không được đệm thêm quá 3 byte. Phía thu sẽ bỏ qua những byte đệm này.

KẾT LUẬN

Mạng thế hệ sau NGN đang được nghiên cứu, chuẩn hoá bởi các tổ chức viễn thông lớn trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu càng tăng về tính mở, sự tương thích và linh hoạt để cung cấp đa dịch vụ, đa phương tiện với các tính năng ngày càng mở rộng.

Mạng viễn thông Việt Nam đang ngày càng phát triển để đáp ứng các nhu cầu mới trong nền kinh tế hội nhập thế giới và việc phát triển mạng viễn thông lên NGN là việc làm bức thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu này. Quá trình xây dựng và phát triển mạng NGN phải được tiến hành từng bước, có tính đến sự tương thích và phối hợp với nền tảng mạng hiện tại. Trên cơ sở phân tích đó đồ án đã tiến hành được các nội dung sau:

 Giới thiệu tổng quan về mạng NGN, mô hình NGN của một số tổ chức viễn thông lớn; một số khái niệm về phối hợp báo hiệu giữa mạng PSTN và mạng NGN.

 Tóm tắt những vấn đề cơ bản nhất của hệ thống báo hiệu số 7 và lý do để tiếp tục triển khai sử dụng hệ thống báo hiệu này trên nền mạng mới, nền IP của mạng NGN.

 Mô tả chồng giao thức SIGTRAN và giao thức SCTP; yêu cầu và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của những giao thức này.

 Tìm hiểu về các giao thức nằm tại phân lớp thích ứng của chồng giao thức SIGTRAN.

Do mạng NGN vẫn đang đang trong quá trình xây dựng, phát triển và chuẩn hoá nên việc triển khai SIGTRAN để truyền tải báo hiệu số 7 qua mạng NGN phần nhiều vẫn phụ thuộc vào từng nhà cung cấp giải pháp và thiết bị. Trên cơ sở các kết quả đạt được của đồ án, có thể nhận thấy còn một số vấn đề cần được nghiên cứu tiếp như:

 Nghiên cứu sâu hơn về hoạt động của SIGTRAN, sự phối hợp hoạt động của nó với các giao thức khác. Nắm bắt và bám sát tình hình triển khai cũng như nghiên cứu về giao thức trên thế giới.

 Nghiên cứu sâu hơn về các yêu cầu bảo mật của SIGTRAN.

Giải quyết được các vấn đề này sẽ có rất ý nghĩa trong việc thực hiện những bước tiếp theo của quá trình đi lên xây dựng mạng NGN từ mạng PSTN hiên tại, đồng thời cung cấp được nhiều dịch vụ mới với độ tin cây và an toàn lớn hơn.

Một phần của tài liệu báo hiệu số 7 trong mạng thế hệ mới ngn (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w