Nhược điểm của các giao thức UDP và TCP

Một phần của tài liệu báo hiệu số 7 trong mạng thế hệ mới ngn (Trang 49 - 50)

- Độ khả dụng: để đảm bảo các điểm đầu cuối thông tin vẫn duy trì được dịch vụ

3.2.2.1 Nhược điểm của các giao thức UDP và TCP

Gần đây, việc trao đổi thông tin báo hiệu trong mạng IP thường được thực hiện bởi việc sử dụng TCP hay UDP. Cả hai giao thức này đều không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đối với giao thức truyền tải báo hiệu trong mạng viễn thông.

UDP là giao thức truyền tải trên cơ sở bản tin và hỗ trợ các dịch vụ không kết nối. Điều này khiến nó phù hợp để truyền các bản tin báo hiệu nhạy trễ. Tuy nhiên, UDP chỉ cung cấp một dịch vụ truyền gói tin datagram không tin cậy. Các phương thức điều khiển lỗi, ví dụ như truyền thứ tự bản tin, phát hiện lặp bản tin và truyền lại bản tin bị mất, thì phải được thực hiện bởi ứng dụng.

Ngược lại, giao thức TCP cho phép điều khiển lỗi và điều khiển luồng nhưng lại có những nhược điểm sau:

- TCP là giao thức truyền tải theo kiểu luồng byte. Điều này có nghĩa là việc phân định giới hạn bản tin phải được thực hiện bởi ứng dụng và điểm kết thúc của bản tin cần phải được báo cho TCP bằng cách sử dụng cơ chế đẩy để truyền bắt buộc các octet phụ thuộc.

- Rất nhiều ứng dụng chỉ yêu cầu truyền có thứ tự một phần các bản tin báo hiệu, ví dụ như các bản tin thuộc về cùng một cuộc gọi hay cùng một phiên.

Tuy nhiên TCP phân phát dữ liệu theo một thứ tự chặt chẽ. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng nghẽn đầu dòng một cách không cần thiết và do đó làm tăng độ trễ của bản tin.

- Một kết nối TCP được xác định trực tiếp bằng một đôi địa chỉ truyền dẫn (địa chỉ IP và địa chỉ cổng). Điều này ngăn cản việc thực hiện hỗ trợ multi-homed host.

- Một sự triển khai TCP tiêu biểu không cho phép điều khiển xác định ứng dụng các thông số giao thức. Tuy nhiên, một số ứng dụng báo hiệu xác định lại yêu cầu phải có điều này để tương thích với giao thức.

Một phần của tài liệu báo hiệu số 7 trong mạng thế hệ mới ngn (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w