Thứ nhất, OFDM có khả năng giảm thiểu hiện tượng đa đường, tức là hạn chế ISI giữa các symbol. Mỗi sóng mang sẽ chỉ mang một lượng thông tin rất nhỏ, chính vì thế mà tốc độ thấp. Tốc độ thấp đồng nghĩa với trễ DL1 tương đối giảm, vì vậy sẽ làm tăng khả năng chống lại hiệu ứng đa đường trong truyền dẫn. Tuy nhiên, tốc độ chung của hệ thống vẫn được đảm bảo. Giả sử hệ thống tốc độ 64Mbps, mà ta có 64 sóng mang, tức là mỗi sóng mang sẽ vận chuyển tốc độ tương ứng với 1Mbps. Với tốc độ 1Mbps thì khả năng chống lại hiệu ứng đa đường là lớn hơn nhiều so với tốc độ 64Mbps. Người ta có thể triệt tiêu hoàn toàn hiệu ứng này bằng cách thêm khoảng thời gian bù vào CP.
Thứ hai, do các sóng mang trong OFDM là trực giao với nhau nên mặc dù phổ của chúng chồng lên nhau nhưng không gây ra hiện tượng xuyên nhiễu giữa các sóng mang (xuyên nhiễu ICI).
Thứ ba, OFDM chia toàn băng tần sử dụng ra làm nhiều băng tần nhỏ, cho phép thông tin tốc độ cao được truyền song song với tốc độ thấp trên các kênh băng hẹp. Chính vì thế mà khả năng chống nhiễu (noise) của nó lớn hơn rất nhiều so với các hệ thống FDM truyền thống. Các kênh con có thể coi là các kênh fading không lựa chọn tần số nên có thể dùng các bộ cân bằng đơn giản trong suốt quá trình nhận thông tin.
Thứ tư, chính là tốc độ. Vì OFDM cho phép khai thác một cách cực kì hiệu quả băng thông nên tốc độ của hệ thống OFDM tăng lên rất nhiều.