Các PDU, SDU được hình thành qua các lớp được thể hiện trên hình 5.6. SDU là đơn vị dữ liệu từ lớp trên gửi xuống, giả sử từ lớp N+1 xuống lớp N, tại lớp N, đơn vị dữ liệu này sẽ được xử lí, thêm các thông tin điều khiển để trở thành PDU của lớp N và SDU của lớp N-1.
Các PDU đồng thời cũng được dùng để trao đổi giữa các thực thể trong cùng một lớp hoặc giữa hai lớp cạnh nhau trong một mô hình phân lớp.
MAC PDU là đơn vị dữ liệu được dùng để trao đổi thông tin giữa các lớp MAC của BS và SS.
Hình 5-29: Các SDU, PDU qua từng lớp
Hình 5.7 dưới đây mô tả dạng của MAC PDU trong 802.16
Hình 5-30: Cấu trúc của MAC PDU
Mỗi MAC PDU bao gồm phần tiêu đề có chiều dài cố định. Tiếp theo là tải (payload), tải có độ dài thay đổi, chính vì vậy mà MAC PDU cũng có chiều dài thay đổi. Tải thông thường bao gồm các tiêu đề con (subheader) và MAC SDU. Tải cũng có thể có độ dài bằng 0 trong trường hợp đó là MAC PDU dùng để yêu cầu băng thông. CRC cũng là một tùy chọn trong 802.16, nhưng nó là bắt buộc phải có đối với 802.16a mà cụ thể là Wimax.
MAC PDU có hai dạng, dạng thông thường và dạng yêu cầu băng thông. MAC PDU yêu cầu băng thông thì chỉ có phần tiêu đề mà thôi.
Vì MAC PDU có hai dạng nên phần tiêu đề cũng sẽ có hai định dạng, được phân biệt bởi trường HT. Tiêu đề có chiều dài cố định là 48bit. Khi trường HT=0, MAC PDU sẽ ở dạng thông thường, ngược lại khi HT=1, MAC PDU sẽ ở dạng yêu cầu băng thông.
Dạng thông thường được dùng để truyền các bản tin quản lí hoặc dữ liệu truyền từ lớp CS xuống. Cấu trúc của nó được mô tả ở hình dưới đây:
Hình 5-31: Cấu trúc tiêu đề MAC PDU dạng thông thường
Bảng 5.1 dưới đây mô tả ý nghĩa từng trường
Tên trường Chiều dài (bit)
Ý nghĩa
HT 1 Luôn được đặt bằng 0
EC 1 Ecryption Control: Bit điều khiển mã hóa EC=0: Tải không được mã hóa EC=1: Tải được mã hóa
Type 6 Trường này chỉ thị các tiêu đề con và các loại tải đặc biệt trong bản tin.
Rsv 2 Trường dự trữ
CI 1 CRC Indicator: Trường chỉ thị CRC
CI=0: CRC sẽ không được thêm vào
EKS 2 Encryption Key Sequence
Trường này được sử dụng trong bảo mật để mã hóa tải. Nó là chỉ số của khóa TEK và vector IV4. Chỉ có ý nghĩa khi EC được đặt =1
LEN 11 Chiều dải MAC PDU được tính theo byte, bao gồm cả tiêu đề và CRC
CID 16 Connection identifier: ID của một kết nối
HCS 8 Header Checksum Sequence: Được dùng để kiểm tra lỗi cho tiêu đề
Bảng 5.1: Ý nghĩa các trường trong tiêu đề MAC PDU
Các MAC SDU được chuyển từ lớp CS xuống có thể được phân mảnh hoặc hợp nhất lại trước khi được đưa vào các kết nối. Phân mảnh là quá trình mà ở đó một gói tin MAC SDU sẽ được tách ra làm nhiều MAC PDU để truyền và hợp nhất lại tức là kết hợp nhiều MAC SDU thành một MAC PDU để truyền. Cả hai tiến trình này đều có thể xảy ra đồng thời và được khởi tạo bởi BS cũng như SS. Điều này sẽ tạo nên sự linh hoạt, mềm dẻo và hiệu quả trong việc phân bố băng thông. Trường Type là mô tả sự tồn tại của chức năng đó.
Trường Type được được mô tả cụ thể dưới đây
Bit 5 Bit 4 Bit 3 Bit 2 Bit 1 Bit 0
Các bit Ý nghĩa
Bit 5
Tiêu đề con Mesh nắm giữ thông tin về Node ID trong mô hình dạng mesh. Bit này cho biết trong tải của MAC PDU có tiêu đề con Mesh (Mesh subheader) hay không.
1= có tiêu đề con Mesh
0= không có tiêu đề con Mesh Bit 4
Bit này dùng cho tải ARQ Feedback 1= Có tải ARQ Feedback
0= Không có tải ARQ Feedback
Bit 3
Bit này dùng để chỉ định xem có xảy ra sự đóng gói hay phân mảnh MAC PDU không
1=Có 0=Khônng
Bit 2
Bit này thể hiện xem trong tải của MAC PDU có tiêu đề con phân mảnh không. Tiêu đề con phân mảnh dùng để quản lí việc phân mảnh
1= có tiêu đề con phân mảnh
0= không có tiêu đề con phân mảnh
Bit 1
Bit này thể hiện xem trong tải của MAC PDU có tiêu đề con hợp nhất hay không. Tiêu đề con hợp nhất dùng để quản lí việc đóng gói
1= có tiêu đề con hợp nhất
0= không có tiêu đề con hợp nhất Bit 0
Tiêu đề mang một số thông tin quản lí 1= có tiêu đề
0= không có tiêu đề
Bảng 5.2: Ý nghĩa các bit trong trường Type
Dạng yêu cầu băng thông được sử dụng để yêu cầu băng thông thêm vào. Ở dạng này, bản tin sẽ không chứa tải. Cấu trúc của dạng này được mô tả ở hình dưới đây.
Hình 5-32: Cấu trúc tiêu đề MAC PDU dạng yêu cầu băng thông
Ta để ý cấu trúc trên khác với cấu trúc tiêu đề dạng thông thường ở một số trường sau:
Trường EC (Encryption Control) luôn được thiết lập bằng 0, có nghĩa là dạng MAC PDU này sẽ không được mã hóa.
Trường Type có 3 bit, có hai giá trị được sử dụng là 001 tương ứng với yêu cầu tăng băng thông và 000 tương ứng với yêu cầu gộp chung lại.
Trường BR (Bandwith Request) là trường cho biết số byte được yêu cầu (không tính tiêu đề của lớp vật lí).