II. Xi măng Bao Bỉm Sơn PCB
3 CM001 01/12/05 01/12/05 Thanh toán tiếp khách Trương Đình Hà Phòng Quản lý Dự án
3.2.2. Các ý kiến đề xuất
Thứ nhất: Công ty nên hạch toán chi tiết doanh thu, giá vốn, kết quả, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại xi măng để xác định đúng hiệu quả kinh doanh của từng loại xi măng.
Ví dụ: có thể hạch toán chi tiết:
- Đối với tài khoản phản ánh doanh thu:
TK 5511.11A: Doanh thu bán hàng của xi măng Hoàng Thạch TK 5511.11B: Doanh thu bán hàng của xi măng Hải Phòng TK 5511.11C: Doanh thu bán hàng của xi măng Bỉm Sơn TK 5511.11D: Doanh thu bán hàng của xi măng Bút Sơn TK 5511.11E: Doanh thu bán hàng của xi măng Hoàng Mai TK 5511.11F: Doanh thu bán hàng của xi măng Tam Điệp - Đối với TK phản ánh giá vốn:
TK 632.11A: Giá vốn hàng bán của xi măng Hoàng Thạch TK 632.11B: Giá vốn hàng bán của xi măng Hải Phòng TK 632.11C: Giá vốn hàng bán của xi măng Bỉm Sơn TK 632.11D: Giá vốn hàng bán của xi măng Bút Sơn TK 632.11E: Giá vốn hàng bán của xi măng Hoàng Mai TK 632.11F: Giá vốn hàng bán của xi măng Tam Điệp
- Đối với TK phản ánh kết quả:
TK 911.1A: Kết quả bán hàng của xi măng Hoàng Thạch TK 911.1B: Kết quả bán hàng của xi măng Hải Phòng TK 911.1C: Kết quả bán hàng của xi măng Bỉm Sơn TK 911.1D: Kết quả bán hàng của xi măng Bút Sơn TK 911.1E: Kết quả bán hàng của xi măng Hoàng Mai TK 911.1F: Kết quả bán hàng của xi măng Tam Điệp - Đối với TK phản ánh chi phí bán hàng
TK 641.11A: Chi phí bán hàng của xi măng Hoàng Thạch TK 641.11B: Chi phí bán hàng của xi măng Hải Phòng TK 641.11C: Chi phí bán hàng của xi măng Bỉm Sơn TK 641.11D: Chi phí bán hàng của xi măng Bút Sơn TK 641.11E: Chi phí bán hàng của xi măng Hoàng Mai TK 641.11F: Chi phí bán hàng của xi măng Tam Điệp - Đối với TK phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp TK 642.11A: Chi phí quản lý của xi măng Hoàng Thạch TK 642.11B: Chi phí quản lý của xi măng Hải Phòng TK 642.11C: Chi phí quản lý của xi măng Bỉm Sơn TK 642.11D: Chi phí quản lý của xi măng Bút Sơn TK 642.11E: Chi phí quản lý của xi măng Hoàng Mai TK 642.11F: Chi phí quản lý của xi măng Tam Điệp
Qua đó công ty sẽ có các kế hoạch đúng đắn để tiến hành biện pháp tăng sản lượng cho các xi măng tiêu thụ còn thấp và tăng hiệu quả kinh tế đối với các loại xi măng tiêu thụ mạnh trong kỳ.
Thứ hai: Phòng Kế toán nên theo dõi thêm tài khoản hàng gửi bán đại lý để phân biệt hàng gửi bán đại lý và hàng bán trực tiếp (bán buôn, bán lẻ) nhằm thuận tiện cho việc xác định hoa hồng đại lý cũng như đánh giá được khả năng cung ứng hàng hoá của từng đại lý để thực hiện hợp đồng đã ký kết với đại lý đó cho cả kỳ tiếp theo.
Thứ ba: Nên cài hệ thống máy tách riêng cho từng bộ phận kế toán đảm bảo phát huy năng lực, hiệu quả cao dễ dàng cho việc cập nhật thông tin dữ liệu đầu vào, đầu ra tránh thất lạc chứng từ. Kế toán tổng hợp sẽ kiểm tra vào cuối ngày tất cả các máy.
Thứ tư: Nên có thêm báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn phụ gia xi măng, báo cáo mua phụ gia xi măng cũng như báo cáo bán phụ gia xi măng.
KẾT LUẬN
Đất nước trong thời kỳ đổi mới - nền kinh tế thị trường với những chuyển biến rõ rệt, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh dù sản xuất hay kinh doanh thương mại đều chịu ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh, nó sẽ đào tạo những doanh nghiệp thực sự không có sức cạnh tranh. Để đứn vững, phát triển và hoà nhập với xu thế phát triển chung của toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại phải tự vận động đi lên theo đúng thực lực của mình, trong đó nhập xuất và kế hoạch thu mua - cung ứng là yếu tố hàng đầu tạo tiền đề cho sự thành bại trong kinh doanh thương nghiệp.
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là đơn vị thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam thuộc Bộ Xây dựng nhằm làm nhiệm vụ chính là lưu chuyển phân phối sản phẩm xi măng, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng sản phẩm xây dựng trong XDCB. Bộ máy kế toán của công ty tương đối vững mạnh, có năng lực trong điều kiện áp dụng máy vi tính đã thực sự mang lại hiệu quả cao đối với công tác quản lý. Công tác hạch toán kế toán hàng hoá chi tiết cũng như tổng hợp đã thực sự đáp ứng được yêu cầu về quản trị hàng hoá của doanh nghiệp, cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả cho các phòng ban chức năng liên quan xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi và thực hiện tốt chế độ kế toán hiện hành.
Qua quá trình thực tập tại công ty, với sự cố gắng tìm hiểu và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần Văn Dung, sự giúp đỡ của cán bộ phòng kế toán công ty em đã thực hiện đề tài này với sự non kém về kiến thức cũng như
kinh nghiệm thực tế, rất mong được sự nhận xét hướng dẫn thêm của thầy giáo nhằm hoàn thiện đề tài và kiến thức bản thân.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Trần Văn Dung về sự giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề này. Xin chân thành cảm ơn các độc giả về sự quan tâm và đóng góp ý kiến.
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2006 Sinh viên
Nguyễn Thử Nhật Dương