Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của công ty:

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I Hà Nội.” docx (Trang 50 - 53)

- Về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty:

2000 2001 2002 2003Thị trường

3.7: Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của công ty:

Ký kết hợp đồng:

Thông thường các khách hàng gửi đơn hàng đến công ty, công ty nhận đơn đặt hàng và giao dịch thông qua thư từ, điện tín, thoả thuận với nhau về số lượng, chất lượng, giá cả

và điều kiện giao nhận, thanh toán... sau đó ký hợp đồng. Đối với khách hàng truyền thống thì vịêc thoả thuận đơn giản hơn, bởi vì họ đã có cơ sở từ những hợp đồng trước. Họ chỉ cần thoả thuận lại một số nội dung, một số điều khoản như số lượng, chất lượng...

Kiểm tra L/C:

Sở dĩ các nhà xuất khẩu phải kiểm tra L/C vì nó liên quan tới việc thanh toán tiền hàng và các tranh chấp có thể phát sinh. Vì thế đây là nghiệp vụ không thể thiếu trước khi triển khai thực hiện hợp đồng. Khi nhận L/C do ngân hàng thông báo, nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra L/C xem có phù hợp với điều khoản trong hợp đồng không. Nếu không phù hợp phải gửi lại ngân hàng bên nhập khẩu yêu cầu sửa lại.

Chuẩn bị hàng xuất khẩu:

Công ty dâu tằm tơ I là công ty sản xuất và thu mua hàng để xuất khẩu. Do đó việc chuẩn bị hàng hoá là tích cực sản xuất, gom hàng, phân loại, đóng gói bao bì theo yêu cầu của khách hàng cho kịp thời hạn hợp đồng.

Ngoài nguồn tơ do công ty tự sản xuất tại hai xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn phần lớn công ty có được hàng từ khắp các xí nghiệp ươm tơ ở khu vực phía Bắc bao gồm 8 công ty khác nhau ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Hà Tây, Hải Hưng, Sơn La.

Công tác chuẩn bị đối với nguồn hàng thu mua này bao gồm một số bước công công việc như:

+Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: đây là công việc quan trọng trong hoạt động thu gom tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty. Việc nghiên cứu nguồn hàng sẽ cho biết khả năng cung ứng hàng hoá xuất khẩu tại các chân hàng như thế nào.Trong số 8 đơn vị cung cấp hàng xuất khẩu cho công ty có đến 5 đơn vị là thành viên của Tổng công ty. Nguồn hàng do các đơn vị thành viên của Tổng công ty cung cấp thường rất ổn định, không sợ bị chèn ép giá ở khâu này. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty có thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sản xuất của các công ty đó. Các công ty này đa phần là đơn vị thành viên của Tổng công ty, điều đó rất thuận lợi cho công ty trong quá trình thu mua, tạo nguồn hàng đầu vào. Nhìn chung các đơn vị thành viên của Tổng công ty luôn cố gắng hoàn thành tốt hoạt động sản xuất của mình. Đảm bảo cho sự ổn định sản xuất kinh doanh của bản thân các công ty đó, đồng thời cũng đảm bảo cho công tác thu mua hàng xuất khẩu của công ty dâu tằm tơ I được thuận lợi và trôi chảy.

+Tổ chức thu mua hàng xuất khẩu: dựa vào các đơn hàng của bạn hàng công ty căn cứ vào khả năng cung ứng hàng hoá của các chân hàng và khả năng sản xuất của công ty để quyết định xem có chấp nhận đơn hàng hay không. Công ty tiến hành thu mua hàng theo phương thức thu mua trực tiếp. Các đơn vị cung cấp hàng xuất khẩu và công ty trực tiếp liên hệ với nhau, thường thì các đơn vị này trực tiếp mang hàng đến tận công ty để giao và nhận tiền, tuy nhiên khi cần thiết công ty lại trực tiếp đến cơ sở thu mua để mua hàng. Để nhận hàng hoá được tốt, diễn ra nhanh chóng và an toàn công ty sẽ phải tính toán quãng đường, lựa chọn các tuyến đường và thuê ô tô với trọng tải thích hợp để vận chuyền về kho hàng của công ty.

Hàng hoá sau khi được mua về sẽ được cất giữ tại kho của công ty. Tại đây hàng hoá sẽ được bố trí và sắp xếp hợp lý, bảo quản đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn cho hàng hoá và thuận tiện cho việc tiếp nhận hàng hoá mới cũng như việc xuất hang cho giai đoạn sau.

Trước khi xuất bán hàng hoá được bao bì cẩn thận, ngoài lớp bao bì bên ngoài, bên trong có lơp nylong bọc nhằm tránh ẩm ướt.

Hàng hoá được xuất kho theo đúng lịch trình đã định để đảm bảo tiến độ giao hàng cho bạn hàng. Trước khi giao hàng công ty tiến hành các công việc sau:

. Đối chiếu lệnh xuất khẩu với hàng thực tế có trong kho . Chuẩn bị các phương tiện, công cụ, nhân lực bốc xếp hàng . Xác định địa điểm giao hàng

Khi giao hàng công ty yêu cầu người xuât kho và người nhận hàng phải ký vào phiếu xuât kho hay phiếu giao hàng để xác nhận.

Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu:

Về phía công ty từ khâu sản xuất cho đến hoàn tất sản phẩm thì tại mỗi công đoạn đều có bộ phận kiểm tra chất lượng, chất lượng công đoạn này có đảm bảo thì chất lượng công đoạn sau mới tốt có như vây tơ sản xuất ra mới tốt. Đối với hàng thu mua trước khi đưa về công ty cũng phải được kiểm tra cẩn thận xem chất lượng sản phẩm mình mua vào có đúng với giá tiền, với yêu cầu của mình không, tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Việc kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu rất quan trọng bởi về phía khách hàng họ cũng không dễ dàng chấp nhận ngay sản phẩm công ty giao. Trước khi hàng được xếp lên tàu còn phải qua các công ty kiểm định mà họ thuê để kiểm tra chất lượng.

Thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá:

Việc vận chuyển hàng hoá qua biên giới quốc gia đỏi hỏi phải sử dụng các phương tiện có tầm hoạt động xa và khả năng vận chuyển lớn, thông thường thì tàu biển là phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất và thông dụng nhất. Hầu hết các hàng hoá xuất nhập khẩu đều được vận chuyển bằng tàu biển. Tuy nhiên đội tàu Việt Nam chưa phát triển, bên cạnh đó kinh nghiệm của các công ty trong việc thuê tàu và vận chuyển chưa nhiều, điều này khiến công ty gặp khó khăn khi lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng CIF. Hầu hết các hợp đồng ký kết với nước ngoài công ty đều sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng CIF, vì vậy công ty phải đảm nhận việc thuê tàu, mua bảo hiểm hàng hoá.

Công ty thuê tàu của các hãng vận tải ở Châu á như hãng: Hajn, Mearskline, Voza, Viefrarst... Công ty ký hợp đồng vận chuyển với các hãng này với chi phí theo thoả thuận của hai bên. Chi phí vận chuển cho môt lô hàng xuất khẩu sang ấn Độ là 1150USD (chi phí vận chuyển một container 8 tấn), trong đó: chi phí vận chuyển từ Hà Nội đến cảng Hải Phòng là 100USD, còn 1050USD là chi phí vận chuyển từ Hải Phòng đến Madras.

Sau khi ký hợp đồng vận chuyển, công ty còn phải mua bảo hiểm để đảm bảo cho sự an toàn của hàng hoá. Phần lớn hợp đồng bảo hiểm công ty mua ở Bảo Việt với phí suất bằng 0,3% tổng giá trị lô hàng xuất khẩu.

Làm thủ tục hải quan:

Khai báo hải quan: nhân viên phòng kinh doanh XNK có trách nhiệm kê khai chi tiết về hàng hoá trên tờ khai hải quan. Thông thường công ty làm thủ tục hải quan ở cục hải quan Hải Phòng.

Xuất trình hàng hoá: sau khi làm thủ tục khai báo hải quan nhân viên hải quan kiểm tra hàng hoá, niêm phong kẹp chì.

Thực hiện các quyết định của hải quan: sau khi kiểm tra cơ quan hải quan sẽ có quyết định về lô hàng.

Giao hàng lên tàu:

Công ty giao hàng theo phương thức hàng đủ một container (8 tấn). Sau khi giao hàng lên tàu thì lấy vận đơn đường biển (seaway bill).

Thanh toán:

Sau khi giao hàng công ty gửi bộ chứng từ tới ngân hàng mở L/C, thông qua ngân hàng thông báo yêu cầu thanh toán tiền hàng. Hầu hết công ty sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C nhưng một số trường hợp làm ăn với khách hàng truyền thống thì công ty sử dụng phương thức chuyển tiền.

Giải quyết khiếu nại:

Trong thực tế trường hợp này rất ít xảy ra với công ty.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I Hà Nội.” docx (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)