Biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt (Trang 58 - 63)

II. BÊN MUA: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ BÊ TÔNG THỊNH LIỆT Đại diện: Ông Trần Nam Anh Chức vụ: thủ kho

2. Biện pháp khắc phục

2.1Công ty cần lập bảng phân bổ NVL để có thể theo dõi tình hình NVL trong kì để phân tích đưa ra kế hoạch sản xuất cho kì sau được tốt hơn. Dựa theo tiêu chí của kiến nghị về các phân loại lại NVL thì mẫu bảng phân bổ NVL có thể được lập như sau:

Mẫu bảng phân bổ vật liệu mà Công ty nên áp dụng

Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt Mẫu số: 07-VT

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC

Ngày 20/02/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU

Tháng….năm …. STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK TK 152 TK 1521 TK 1522 1 TK 154 – chi phí SXKDD 2 TK 621 – chi phí NVL trực tiếp - TK 6212- chi phí NVL trực tiếp – SP khác - TK 6215 – chi phí NVL trực tiếp – SP công tơ - TK 6212- chi phí NVL trực tiếp – SP aptomat - TK 6212- chi phí NVL trực tiếp – SP cầu đấu Cộng bảng

2.2.Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.

Công ty nên sử dụng phương pháp này vì phương này có nhiều ưu điểm như có thể xác định giá thực tế của NVL hàng ngày, cung cấp thông tin kịp thời. Đặc biệt, phương pháp này rất phù hợp với những công ty áp dụng phần mềm kế toán vào công tác quản lý NVL. Kế toán chỉ cần nhập dữ liệu cho các chứng từ nhập, theo số liệu và đơn giá thực tế hoặc giá trị thực tế của NVL nhập kho, phần mềm sẽ tự tính ra giá thực tế của NVL xuất kho. Còn đối với các chứng từ xuất, kế toán chỉ cần nhập số lượng của NVL xuất kho, phần mềm sẽ tự động tính ra giá thực tế của NVL xuất kho theo giá tự động mà máy đã tính ra.

Khi áp dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập, kế toán có thể tính giá thực tế của NVL hàng ngày. Trong khi đó, nếu áp dụng phương pháp bình quân cả kì dự trữ thì đến cuối kì mới xác định được giá trị của lượng NVL xuất kho.

2.3.Công ty cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá NVL

Công ty cần thiết phải lập dự phòng giảm giá NVL vì giá cả NVL trên thị trường luôn biến động, đặc biệt với một công ty thường xuyên phải mua NVL bên ngoài như công ty Thịnh liệt thì giá mua không được ổn định.

Lập dự phòng giảm giá NVL được thực hiện vào cuối năm (cùng với kì báo cáo kế toán). Công ty chỉ tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho những loại hàng tồn kho thuộc sở hữu của công ty, có chứng từ kế toán hợp lý, hợp pháp chứng minh giá vốn của hàng tồn kho. Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho, công ty xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

= x

- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi:

- Cuối niên độ sau (N + 1), tính mức dự phòng cần lập, nếu:

+ Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau lớn hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm, được hạch toán:

Nợ TK 632: số chênh lệch tăng Có TK 159: số chênh lệch tăng

+ Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau nhỏ hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng và được hạch toán:

Nợ TK 159: số chênh lệch giảm Có TK 632: số chênh lệch giảm

Việc lập dự phòng như trên vừa tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng vừa góp phần ổn định hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.4.Công ty cần phải hạch toán hàng mua đi đường, cụ thể:

Trong tháng, nến đã nhận được hóa đơn nhưng hàng chưa về thì kế toán lưu hóa đơn vào cặp hồ sơ “hàng mua đang đi đường”, trong tháng mà hàng về thì ghi sổ bình thường, nhưng đến cuối tháng mà hàng chưa về thì căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán như sau:

Nơ TK 151-phần được tính vào giá NVL

Nơ TK 133(1331)-thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331- hóa đơn chưa thanh toán cho nhà cung cấp Sang tháng sau, khi hàng về căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152: Giá trị hàng mua đang đi đường

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu về lý luận thực tế ở Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, em đã nhận thức rõ vai trò ở mỗi khâu trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp các thông tin chính xác và hợp lý phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi Công ty sản xuất kinh doanh thì việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu đòi hỏi cần phải nhanh chóng kiện toàn để cong cấp kiph thời những nguyên vật liệu cần cho sản xuất, kiểm tra, giám sat, việc chấp hành các định mức dự trữ, ngăn ngừa hiện tượng hư hỏng, mất mát,lãng phí nguyên vật liệu.

Sau một thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, em đã thấy rõ tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu đối với công tác quản lý lãnh đạo của công ty. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu là một công cụ đắc lực giúp cho lãnh đạo công ty nắm vững tình hình và chỉ đạo sản xuất sao cho có hiệu quả nhất.

Do thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế không dài, trình độ lý luận và thực tiến còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em mong sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của thầy cô giáo. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Mai Thị Hồng, cùng các thầy cô trong khoa kế toán và các cán bộ kế toán của Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w