Kết luận và hướng phát triển của đề tài.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và thiết kế anten vi dải (Trang 66 - 68)

 Với sự cố gắng và nỗ lực hết mình, khóa luận đã thực hiện được những điểm chính sau :  Khóa luận đã trình bày những đặc trưng cơ bản của anten và anten vi dải,so sánh được

những ưu điểm,nhược điểm giữa các loại anten vi dải cũng như giữa các cách tiếp điện cho chúng.

 Trong quá trình tính toán,thiết kế anten vi dải,khóa luận tập trung vào phân tích ảnh hưởng của các tham số đặc trưng như độ dày chất nền,hằng số điện môi,hình dạng patch…đến khả năng bức xạ,băng thông của anten…để đưa ra mô hình anten hợp lý cho thiết kế và trình bày các công thức liên quan để tính toán các thông số đó.

 Song song với quá trình nghiên cứu lý thuyết về anten,khóa luận cũng đi vào tìm hiểu và sử dụng phần mềm mô phỏng AWR để phục vụ cho quá trình mô phỏng anten được thiết kế.Phần AWR được sử dụng bởi tính năng mô phỏng mạnh mẽ của nó,đặc biệt là về phần đồ họa…Trong phần trình bày mô phỏng thiết kế bằng AWR,khóa luận nêu chi tiết các bước tiến hành nhằm làm rõ hơn cấu trúc của anten được thiết kế.

 Kết quả thu được từ mô phỏng được thể hiện trong các đồ thị biểu diễn của AWR.  Tuy nhiên trong quá trình thực hiện,khóa luận cũng gặp một số khó khăn nhất định

 Cấu trúc anten chọn mô phỏng chứa nhiều tham số , công thức tính toán phức tạp và khác nhau trong các tài liệu tham khảo khác nhau.

 Do đặc thù của AWR là dùng các công thức cơ bản để tính toán nên khi cấu trúc thiết kế phức tạp thì sẽ mất nhiều thời gian để chạy mô phỏng.

 Việc mô phỏng thiết kế lên AWR cũng gặp nhiều khó khăn , đặc biệt là phần thiết kế mặt phẳng đất (ground plane ) và khe hở trên nó. Do AWR không hỗ trợ công cụ cụ thể để thiết kế phần này nên việc mô phỏng chỉ mang tính tương đối và kết quả mô phỏng theo đó bị ảnh hưởng nhiểu.

 Để hoàn thiện thêm nên phát triển đề tài theo các hướng sau

 Tối ưu hóa anten vi dải đã thiết kế trên AWR để thu được kết quả chính xác hơn.

 Nghiên cứu các phương pháp tăng băng thông của anten như tăng độ dày của chất nền,dùng các thành phần bức xạ xếp chồng ….

 Nghiên cứu các phương pháp cải thiện mức độ phối hợp trở kháng cho anten.

 Có thể mở rông anten vi dải đơn thành mảng anten vi dải để thu được hiệu suất bức xạ lớn cũng như tăng băng thông hoạt động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tài liệu tiếng Anh:

[1] Doktoringenieur , “Design and Development of High Gain Wideband Microstrip Antenna and DGS Filters Using Numerical Experimentation Approach” , 2005.

[2] Daniel Ng Shei Yong ,”UHF Microstrip Antenna Design And Simulation” , T6120741 , JAN/BSTE/18.

[3] Ramesh Garg,Prakash Bhartia,Inder Baln,Apisak Ittipiboon, ”Micostrip Antenna Design Handbook” , 2001.

[4] , ”Microwave Office Getting Started Guide”, AWR Coporation ,version 9. edition

 Tài liệu tiếng Việt :

[1] Lê Tiến Thường,Trần Văn Sư , “Truyền sóng và Anten”, 2005. [2] Phan Anh , “Lý thuyết và kỹ thuật Anten”, 2007.

 Các trang Web tham khảo :

[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Microstrip_antenna (và các từ khóa liên quan khác).

Một phần của tài liệu nghiên cứu và thiết kế anten vi dải (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w