Viết mã và chạy mô phỏng

Một phần của tài liệu Các ứng dụng của công nghệ cảm biến không dây và đánh giá bằng mô phỏng (Trang 90 - 92)

Các tuỳ chọn về môi trường mạng được khai báo như sau:

set val(prop) Propagation/TwoRayGround; #Kiểu phát vô tuyến

set val(netif) Phy/WirelessPhy ;#Kiểu giao tiếp mạng

set val(mac) Mac/802_11 ;#Kiểu MAC

set val(PHENOMmac) Mac ;#Kiểu hiện tượng MAC

set val(ll) LL ;#Kiểu lớp liên kết số liệu

set val(ant) Antenna/OmniAntenna ;#Kiểu antent

set val(ifqlen) 50 ;#Số gói max trong hàng đợi

set val(nn) ", $totalnodes-1," ;#Tổng số node cảm biến,

set val(rp) AODV ;#Giao thức định tuyến

set val(x) 1000 ;#Chiều dài bản đồ (m)

set val(y) 1000 ;#Chiều rộng bản đồ (m)

Trong phần chương trình chính (Main Program) sẽ định nghĩa tên File số liệu đầu ra (Trace, NAM) và thực hiện các thiết lập kênh, nút, giao thức, tác nhân, ứng dụng, mô hình Phenomenon như mô tả ở phần 3.3.

Các công việc cần thiết khác cần thực hiện trong chương trình chính là thiết lập tọa độ cho các nút và các khai báo thời gian mô phỏng các sự kiện xảy ra trong thời gian mô phỏng. Ví dụ:

a) Các lệnh sau thiết lập tọa độ (m) cho các nút node_1 là (x,y) = (1,1) và node_2 là (x,y) = (101,1):

$node_(1) set X_ 1 $node_(1) set Y_ 1 $node_(2) set X_ 101 $node_(2) set Y_ 1

b) Lệnh sau khai báo một sự kiện tại thời điểm 0,01 giây, nút node_0 (Phenomenon) di chuyển đến tọa độ (x,y) = (470.316697379992, 107.25415624008) với tốc độ 200,0 (đơn vị tốc độ được định nghĩa trong NS-2):

$ns_ at 0.01 "$node_(0) setdest 470.316697379992 107.25415624008 200.0"

c) Tính toán khoảng các giữa các node:

$cols = floor(sqrt($totalnodes)); $rows = ceil($totalnodes / $cols);

$colinterval = floor($width / ($cols-1)) - 1;# Khoảng cách giữa hai node trên cột.

$rowinterval = floor($height / ($rows-1)) - 1;# Khoảng cách giữa hai node trên dòng.

Ngoài ra, còn có các định nghĩa màu nút, các thông báo ra màn hình công tác, v.v.

Sau khi đã có tập mã đầu vào lưu trong file wsnet.tcl , có thể bắt đầu chạy mô phỏng bằng lệnh: ns wsnet.tcl trong cửa sổ công tác. Chương trình có thể chạy

trong vài phút đến nhiều giờ tuỳ theo số nút mạng. Sau khi chạy xong, ta có thể quan sát hình ảnh triển khai mạng bằng ứng dụng NAM trong NS-2.

Hình 4.1 là cửa sổ quan sát mô phỏng bằng ứng dụng NAM với số nút Sensor được triển khai là 100 trong phạm vi 1000×1000m, 1 node hiện tượng, thời gian mô phỏng 20s với giao thức định tuyến AODV.

Hình 4.1: Quan sát mô phỏng bằng ứng dụng NAM

Một phần của tài liệu Các ứng dụng của công nghệ cảm biến không dây và đánh giá bằng mô phỏng (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w