Sau khi chạy xong mô phỏng trong NS-2, việc tiếp theo là phân tích file Trace. Mô phỏng này sử dụng loại Trace với định dạng 7 trường đầu tiên như sau:
[sự kiện] [thời gian] [số thứ tự nút] [mức Trace] ---- [số thứ tự gói] [kiểu gói] [kích thước gói].
Trong đó, các sự kiện trong trường sự kiện gồm r (nhận gói), s (gửi gói), D (mất gói), f (chuyển tiếp gói); trường thời gian chỉ ra thời điểm xảy ra sự kiện; trường mức Trace chỉ ra sự kiện này thuộc phạm vi (mức độ) mô phỏng nào (tác nhân (như udp), lớp liên kết số liệu (MAC) hay mức vật lý, ....).
Với yêu cầu tính toán trong trường hợp này, ta chỉ cần quan tâm tới 7 trường đầu tiên này, các trường sau có định dạng tuỳ theo mức Trace và kiểu gói. Ví dụ với mức Trace MAC và kiểu gói PHENOM (tín hiệu hiện tượng) thì các trường tiếp theo là [thời gian chuyển] [địa chỉ MAC] [Kiểu hiện tượng].
Ví dụ về một đoạn file Trace của mạng 40 node cảm biến như sau:
s 3.340224734 _21_ MAC --- 0 RTS 44 [7de 1b 15 0] r 3.340577284 _27_ MAC --- 0 RTS 44 [7de 1b 15 0] s 3.340587284 _27_ MAC --- 0 CTS 38 [6a4 15 0 0] r 3.340891834 _21_ MAC --- 0 CTS 38 [6a4 15 0 0]
s 3.340901834 _21_ MAC --- 24 udp 172 [13a 1b 15 800] --- [9:1 41:0 26 27]
r 3.342278384 _27_ MAC --- 24 udp 120 [13a 1b 15 800] --- [9:1 41:0 26 27] s 3.342288384 _27_ MAC --- 0 ACK 38 [0 15 0 0] r 3.342303384 _27_ RTR --- 24 udp 120 [13a 1b 15 800] --- [9:1 41:0 26 27] f 3.342303384 _27_ RTR --- 24 udp 120 [13a 1b 15 800] --- [9:1 41:0 25 33]
Công việc phân tích file Trace được thực hiện qua hai bước:
- Tách file Trace: Mục đích của việc tách file Trace là lấy ra các loại gói và
trường cần thiết cho việc tính toán kết quả.
- Tính toán kết quả: thực hiện tính toán kết quả trên các phần đã tách ra ở
bước trên.