Nhà mặt trời (Solar House)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo (Trang 53 - 57)

4. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM

3.2.1Nhà mặt trời (Solar House)

Dù chỉ là những căn nhà nhỏ nhưng chúng được cung cấp 100% năng lượng mặt trời. Mặc dù bên trong căn nhà không rộng hơn 240 m2 nhưng những khoảng hành lang và sân nhỏ lại tạo cảm giác thông thoáng. Sử dụng năng lượng duy nhất từ mặt trời, những căn nhà này tự cung cấp đủ năng lượng để chạy TV, máy vi tính, máy giặt, bếp lò, máy điều hòa và những tiện nghi khác.

Hình 3.6 Nhà mặt trời

Bên trong căn nhà có một thác nước với giải pháp hấp thu độ ẩm trong không khí. Không khí khô giúp chúng ta dễ chịu hơn, vì vậy không cần đến máy điều hòa không

khí. Bên ngoài là sàn nhà với những chỗ ngồi và chậu cây.

Căn nhà mặt trời này được thiết kế với những căn phòng có thể hoán đổi, nhờ vậy chủ nhân có thể bố trí từng căn phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Sinh viên Đại học Cornell đã tạo nên một mái vòm ánh sáng để hỗ trợ những tấm hấp thu, ống nhiệt năng lượng mặt trời.

Thiết kế ngôi nhà mặt trời với hồ nước trên mái nhà để cung cấp cho máy bơm tản nhiệt.

Căn nhà mặt trời của Viện Kĩ thuật Georgia sử dụng ánh sáng để chuyển đổi và mở ra không gian sống. Bức tường trong suốt khiến không gian như rộng ra. Bức tường trong suốt của căn nhà mặt trời này tỏa sáng trong đêm.

Hình 3.7 Nhà mặt trời từ tấm cách nhiệt

Hàng rào với 120 ống góp nhiệt mặt trời được lắp trong căn nhà mặt trời. Để mở rộng tối đa không gian và khả năng linh hoạt, ngôi nhà mặt trời được sắp xếp thành những khu vực sinh hoạt thay vì chia phòng.

Hình 3.8 Nhà mặt trời mái hắt bằng gỗ sồi

3.2.2

Nhà vòm (Geodesic Dome)

Phía trên căn nhà sử dụng năng lượng mặt trời này, mái hắt bằng gỗ sồi tạo nên bóng mát và không gian riêng biệt. Căn nhà cũng của Darmstadt. Căn nhà được bao phủ bằng cửa chớp gỗ. Mái hắt trên của chớp có tấm năng lượng mặt trời điều khiển bằng máy tính để theo dõi hướng đi của mặt trời. Bên trong căn nhà này có dùng một tấm vữa đặc biệt có chứa paraffin. Suốt cả ngày, paraffin hấp thụ nhiệt và mềm đi. Đến tối chúng cứng lại và tỏa nhiệt.

Ngôi nhà mái vòm Geodesic – loại mái vòm được kết cấu bởi nhiều mặt phẳng tam giác. Nhưng kiểu nhà mái vòm này là kiểu nhà tiết kiệm năng lượng và bền vững nhất. Nhà vòm Geodesic được cấu trúc giống hình cầu với một hệ thống tam giác phức tạp. Hệ thống những tam giác này tạo nên khung nhà giúp tăng sự bền vững cho cấu trúc nhà trong khi chỉ dùng rất ít vật liệu. Công nghệ khéo léo này của nhà vòm Geodesic cho phép nó bao phủ một không gian rộng mà không cần trụ chống

bên trong. Thuật ngữ Geodesic có nguồn gốc Latin, nghĩa là phân giới mặt đất. Đường Geodesic là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm trên một hình cầu.

Hình 3.9 Nhà Vòm Geodesic

Tiến sĩ người Đức Walther Bauersfel đã tiên phong về ý tưởng kết nối những tam giác thành vòm khi ông thiết kế dự án cung thiên văn đầu tiên của thế giới, được xây dựng tại Jena, Đức năm 1922. Tuy nhiên, Buckminster Fuller mới là người phát triển khái niệm về nhà mái vòm. Và Fuller được cấp bằng sáng chế đầu tiên về nhà vòm Geodesic năm 1954.

Nhà vòm Geodesic không những tiết kiệm năng lượng mà còn rất bền vững và không hề tốn kém khi xây dựng. Một gia đình có kinh tế khó khăn chỉ tốn 350$ để cất nên căn nhà như vậy. Mô hình nhà vòm Geodesic còn rất lý tưởng cho nhà cấp cứu lưu động và những căn nhà mini như lán trại quân đội. Sáng kiến về nhà vòm với GVHD: Th.S Vũ Hải Yến

kết cấu nhiều mặt phẳng tam giác giúp nó trông nhà như một căn nhà hạng sang. Đó là lí do mà nhà vòm Geodesic thừa sức là một căn nhà tức thời của cả những gia đình giàu có.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo (Trang 53 - 57)