3.1.3.1. Vấn đề lựa chọn công nghệ PON hay AON
Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà VNPT cho phép lựa chọn phương án sử dụng công nghệ PON hay AON cho phù hợp. Việc lựa chọn công nghệ PON hay AON dựa vào các yếu tố sau:
• Lựa chọn công nghệ theo vùng phục vụ.
- Nếu mật độ thuê bao thấp (< 86 đầu cuối quang) thì chi phí đầu tư cho 1 thuê bao sử dụng công nghệ PON (GPON) sẽ cao hơn so với AON, do vậy nên sử dụng công nghệ AON.
- Nếu mật độ thuê bao cao (≥ 86 đầu cuối quang) thì ưu tiên sử dụng công nghệ PON (GPON).
- Trong trường hợp đã xác định lựa chọn PON (GPON) thì vẫn có thể triển khai AON trong các trường hợp sau:
+ Giai đoạn đầu chưa đầu tư GPON.
+ Đối với các tuyến có khoảng cách > 14km
+ Đối với các khách hàng có nhu cầu băng thông >50M
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: ứng dụng công nghệ GPON…VNPT Hà Nội
Việc lựa chọn công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng lắp đặt thiết bị tại điểm đó, thông thường một số điểm không thể sử dụng AON bởi không đáp ứng được nguồn, không gian và các điều kiện tối thiểu khác thì bắt buộc phải dùng PON (GPON).
• Lựa chọn công nghệ theo khả năng phân chia:
Thiết bị PON (GPON) có thể chia 1:64 thậm chí 1:128 đầu cuối quang còn đối với thiết bị AON các Switch thông thường chỉ cung cấp 24 cổng.
• Lựa chọn công nghệ theo khoảng cách phục vụ:
Đối với hệ thống PON (GPON) thì khoảng cách phục vụ tối đa trên lý thuyết là 20km (thực tế dùng thường là đạt được 70% x 20km) ngược lại đối với công nghệ AON thì có thể lên tới hơn 70km (thực tế dùng thường là đạt được 70% x 70km).
3.1.3.2. Vấn đề lựa chọn công nghệ GEPON hay GPON
Đối với VNPT, Gigabit Ethernet PON (GEPON) và GPON đang là 2 kiểu kiến trúc mạng quang được đánh giá cao. Tuy nhiên, mỗi công nghệ với các ưu và nhược điểm riêng nên việc lựa chọn công nghệ nào cần phải được tính toán cụ thể.
GEPON không hỗ trợ truyền thông TDM, ATM với các định dạng gốc, được phát triển dựa trên chuẩn IEEE, GEPON là mạng quang thụ động với kiến trúc Ethernet cung cấp tốc độ ở Gigabit.
Triển khai GPON là giải pháp đầu tư tiên tiến và hiệu quả của các hãng truyền thông trong thời gian qua. Một số hãng đã dần chuyển các đường truyền tín hiệu thoại từ mạng TDM truyền thống thành các mạng VoIP. GPON cũng đồng thời thúc đẩy sự phát triển IPTV để cung cấp các dịch vụ video. IPTV và VoIP có thể truyền đồng thời trên một hệ thống cáp truyền dẫn và mạng truy nhập. Do đó, gần đây GPON được đánh giá là sự đầu tư thông minh của các hãng truyền thông cho sự phát triển các dịch vụ VoIP và IPTV.
Công nghệ GPON cung cấp các dịch vụ video, đó là các dịch vụ quan trọng nhất của IPTV đồng thời cũng là ứng dụng có giá trị lớn nhất của hệ thống FTTH. Một hệ thống GPON với bộ chia tách 1:64 có thể cung cấp độ rộng băng 36 Mbit/s hướng xuống và 18 Mbit/s hướng lên cho mỗi thuê bao, tốc độ bít này thừa khả năng để hỗ trợ các ứng dụng video cũng như là truyền thông dữ liệu và VoIP.
GPON đang có một số ưu điểm hơn so với các công nghệ PON khác là:
- Hỗ trợ truyền thông TDM, ATM với các định dạng gốc. Hỗ trợ nhiều loại tốc độ truy nhập đường lên và đường xuống.
- Sự chín muồi trong công nghệ.
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: ứng dụng công nghệ GPON…VNPT Hà Nội
- Tốc độ đường xuống cao hơn
Vì những lí do trên, hiện tại bên cạnh xây dựng một mạng truy nhập quang dựa trên công nghệ AON, VNPT đã định hướng ưu tiên xây dựng một mạng PON dựa trên công nghệ Gigabit (GPON) cho mạng truy nhập băng rộng của VNPT.