Định hướng phát triển mạng truy nhập băng rộng của VNPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ GPON và ứng dụng cho mạng truy nhập băng rộng của VNPT Hà Nội Công Ty Điện Thoại Hà Nội 1 (Trang 50 - 52)

Phát triển mạng truy nhập băng rộng là chìa khóa giúp cho các nhà khai thác dịch vụ viễn thông nói chung và của VNPT nói riêng tăng doanh thu trên nền mạng cố định, đảm bảo vị trí cạnh tranh trên thị trường.

Mạng truy nhập băng rộng dựa trên hệ thống truy nhập xDSL với khoảng cách tới khách hàng như hiện nay của VNPT đang lộ rõ những hạn chế nhất định về mặt băng thông cũng như khả năng cung cấp dịch vụ. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường viễn thông, đòi hỏi VNPT không những cần phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng của mình mà còn cần đưa ra thị trường các gói dịch vụ mới, hấp dẫn thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng.

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: ứng dụng công nghệ GPON…VNPT Hà Nội

Phát triển mạng truy nhập quang FTTx là xu hướng tất yếu đối với mạng truy nhập băng rộng trong tương lai của VNPT.

Tuy nhiên, phát triển mạng truy nhập FTTx là cả một quá trình quang hóa từ nhà khai thác tới khách hàng, đặc biệt việc triển khai thi công cáp quang trong khu vực của khách hàng là rất phức tạp. Tỷ lệ quang hóa sẽ phụ thuộc vào nhu cầu băng thông cũng như khả năng chi trả của khách hàng. Với việc lựa chọn các mô hình triển khai FTTx phù hợp, VNPT sẽ có nhiều gói cước khác nhau để cho khách hàng lựa chọn. Các giải pháp triển khai mạng truy nhập FTTx được mô tả trong Hình 3.3.

Giải pháp FTTH/FTTO: Cáp quang đến nhà thuê bao/văn phòng:

Mô hình này phần thiết bị mạng truy nhập có thể triển khai sử dụng công nghệ GPON (OLT + ONT/ONU) hoặc công nghệ AON (L2SW + CPE). Băng thông tối đa 100M/100M nếu kết nối FE.

Giải pháp FTTB: Cáp quang đến toà nhà.

Kéo cáp quang đến toà nhà, trong toà nhà có thể dùng cáp đồng hay cáp đồng trục CAT5. Mô hình này phần thiết bị truy nhập có thể triển khai theo hai cách Indoor (bên trong toà nhà) hoặc Outdoor (phía bên ngoài toà nhà). Thiết bị mạng truy nhập có thể sử dụng GPON (OLT + MiniIPDSLAM/MxU) hoặc công nghệ AON (L2SW/UPE + MiniIPDSLAM/MxU).

Băng thông tối đa 100M/100M nếu là mô hình FTTB+LAN. Băng thông tối đa 80M/30M nếu là mô hình FTTB+xDSL

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: ứng dụng công nghệ GPON…VNPT Hà Nội

kéo cáp quang đến khu vực hay cụm thuê bao và kết cuối tại vị trí thích hợp (thông thường trên lề đường) để từ đây có thể phục vụ cho một khu vực thuê bao (bán kính phục vụ thường < 1000 m với cáp đồng hiện nay). Kết nối từ điểm này đến khách hàng có thể sử dụng cáp đồng hoặc cáp đồng trục CAT5. Phương án sẽ triển khai các thiết bị truy nhập Outdoor, đặt tại vỉa hè hoặc thuê nhà dân. Trong mô hình này, phần thiết bị mạng truy nhập có thể sử dụng GPON (OLT + MiniIPDSLAM/MxU) hoặc công nghệ AON (L2SW/UPE + MiniIPDSLAM/MxU).

Băng thông tối đa 100M/100M nếu là mô hình FTTB+LAN. Băng thông tối đa 50M/10M nếu là mô hình FTTB+xDSL

Giải pháp FTTN: Cáp quang tới các điểm nút.

Cáp quang được kéo đến các Cabinet, tại các Cabinet đặt các thiết bị truy nhập; bán kính phục vụ dưới 1500m, cho khoảng vài trăm thuê bao. Nếu bán kính phục vụ dưới 1000m thì gọi là FTTC. Mô hình FTTN đang được VNPT triển khai trong mạng băng rộng xDSL hiện nay (tuy nhiên hiện có nhiều điểm bán kính phục vụ > 1,5 km).

Phương án này sẽ triển khai các thiết bị truy nhập Indoor/Outdoor. Mô hình này phần thiết bị mạng truy nhập có thể sử dụng GPON (OLT + MiniIPDSLAM/MxU hoặc các IP DSLAM hiện nay) hoặc công nghệ AON (L2SW/UPE + MiniIPDSLAM/MxU hoặc các IP DSLAM hiện nay). Băng thông tối đa 20M/3M .

Việc quyết định sử dụng mô hình nào một phần phụ thuộc vào mục tiêu cung cấp dịch vụ và khả năng đầu tư của VNPT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ GPON và ứng dụng cho mạng truy nhập băng rộng của VNPT Hà Nội Công Ty Điện Thoại Hà Nội 1 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w