Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kiểm toán báo cáo tài chính DN.pdf (Trang 62 - 64)

b- Hạn chế về nội dung quy trình

2.2.1- Bộ Tài chính

2.2.1.1- Nghiên cứu và vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam cần phải phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến trên thế giới và phù hợp với kế toán Việt Nam

Việc ban hành hệ thống CMKT Việt Nam đ−ợc Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì trong việc soạn thảo, lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan và các doanh nghiệp. Nh− đã nói ở trên, hệ thống CMKT Việt Nam đ−ợc ban hành dựa trên hệ thống CMKT quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam nhằm dần đ−a kế toán Việt Nam hội nhập với kế toán quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới cho nên không thể ngay một lúc có thể ban hành đầy đủ tất cả các CMKT mà cần có thời gian nghiên cứu và vận dụng cho phù hợp. Hơn nữa, ngày những CMKT đã ban hành, áp dụng vào thực tiễn công tác kế toán tại các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do:

Nhiều khái niệm đ−a ra còn khá mới mẻ, thậm chí khó hiểu.

Ch−a thể áp dụng đ−ợc do ch−a có chế độ kế toán h−ớng dẫn thực hiện các chuẩn mực.

Việc ban hành các chuẩn mực không theo trình tự mà thực hiện chuẩn mực nào dễ thì ban hành tr−ớc. Cho nên, nội dung các chuẩn mực ban hành tr−ớc ch−a phù hợp và mâu thẫm với các chuẩn mực sau.

Vì những lí do nêu trên, để hoàn thiện công tác kế toán lập báo cáo tài chính doanh nghiệp và hoàn thiện nội dung quy trình kiểm toán báo cáo tài chính DNNN đề nghị Bộ Tài chính:

Nghiên cứu và ban hành đầy đủ các CMKT Việt Nam.

Trong quá trình soạn thảo và vận dụng các CMKT quốc tế cần phải Việt hoá một số từ ngữ, khái niệm cho phù hợp với thực tiễn của công tác kế toán, kiểm toán của n−ớc ta.

2.2.1.2- Đi đôi với việc ban hành các chuẩn mực kế toán cần nghiên cứu và ban hành chế độ kế toán h−ớng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán

CMKT là những qui định mang tính chất pháp lý; là những qui định mang tính mực th−ớc. Đó là những nguyên tắc cơ bản của kế toán, những giải thích, h−ớng dẫn về quy trình nghiệp vụ, ph−ơng pháp hạch toán và nguyên tắc chỉ đạo công việc kế toán; liên quan đến nhiều chính sách tài chính, chính sách thuế. Những qui định chung về tài chính, thuế cũng đ−ợc đ−a vào CMKT; không thể đề cập chi tiết hết mọi khía cạnh trong mọi giao dịch. Do vậy, để những ng−ời làm công tác kế toán, kiểm toán có thể thực hiện đ−ợc cần phải có h−ớng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực kịp thời. Tránh tình trạng CMKT đã ban hành và yêu cầu phải thực hiện nh−ng ch−a có h−ớng dẫn.

2.2.1.3- Sơ kết công tác nghiên soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán trong thời gian vừa qua

Bộ Tài chính - Cơ quan quản lý ngành Tài chính - Kế toán Việt Nam đã ban hành dần các CMKT của Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam để áp dụng thống nhất trong cả n−ớc. Đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành đ−ợc 10 chuẩn mực tại Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố bốn (04) CMKT Việt Nam (đợt 1) và Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 về việc ban hành và công bố sáu (06)

CMKT Việt Nam (đợt 2). Sau khi ban hành và đã có h−ớng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực, cần đ−ợc sơ kết việc ban hành và áp dụng các chuẩn mực trong thời gian qua để đánh giá những mặt làm đ−ợc và những tồn tại để đ−a ra các giải pháp hoàn thiện nó (nh− việc ban hành chuẩn mực tr−ớc và chuẩn mực sau ch−a thống nhất giữa chuẩn mực số 16- Chi phí đi vay và chuẩn mực số 03,04 – Tài sản cố định hữu hình và vô hình) .

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kiểm toán báo cáo tài chính DN.pdf (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)