b- Hạn chế về nội dung quy trình
1.2.2- Những ảnh h−ởng của chuẩn mực kê toán đến nội dung qui trình kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà n−ớc của Kiểm toán Nhà n− ớc
kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà n−ớc của Kiểm toán Nhà n−ớc
Nh− chúng ta đã biết, bản chất của kế toán là thu nhận xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin nh−ng kế toán không phải là một môn khoa học, kỹ thuật thuần tuý mà nó thuộc loại khoa học hỗn hợp (khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội về quản lý kinh tế). Là công cụ của hệ thống công cụ quản lý, kế toán chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố nh−: hoàn cảnh kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị và luật pháp của mỗi quốc gia qua các thời kỳ. Bên cạnh đó kế toán đòi hỏi phải có những quy định pháp lý riêng cho mình. ở các quốc gia khác nhau th−ờng có các quy định khác nhau về khuôn khổ pháp lý cho riêng mình. Song, khuôn khổ pháp lý th−ờng bao gồm: Luật kế toán; CMKT; CĐKT.
CMKT bao gồm các quy định có tính nguyên tắc, mực th−ớc, là một trong những cơ sở để ban hành chế độ hạch toán kế toán, lập và trình bày BCTC. Nói cách khác CMKT là những quy định những h−ớng dẫn về nguyên tắc, nội dung, ph−ơng pháp và thủ tục kế toán cơ bản chung nhất, làm cơ sở ghi chép kế toán; lập BCTCphù hợp với chế độ tài chính, kế toán theo từng thời kỳ nhằm đạt đ−ợc sự đánh giá trung thực, hợp lý khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của DN.
Chúng ta đã biết rằng, các BCTC hàng năm do các DN lập ra là đối t−ợng quan tâm của rất nhiều ng−ời: chủ DN, các cổ đông, ngân hàng, chủ đầu t−, nhà cung cấp, khách hàng, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà n−ớc nh− thuế, tài chính. Tuy mỗi đối t−ợng quan tâm đến BCTC của DN ở mỗi góc độ khác nhau nh−ng đều có mong muốn nguyện vọng chung là đ−ợc sử dụng các thông tin có độ tin cậy cao, chính xác và trung thực. Do vậy, cần có một bên thứ ba, độc lập khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, địa vị và trách nhiệm pháp lý là cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc để thực hiện kiểm tra và đ−a ra lời kết luận là các BCTC của DN lập ra có hợp thức không, có phản ánh đúng đắn và trung thực tình hình tài chính của DN không.
Kiểm toán BCTC là sự kiểm tra xác nhận và đ−a ra lời kết luận là các BCTC do các đơn vị kế toán lập ra có đúng đắn, trung thực hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, có hợp thức và tuân theo các qui định có liên quan hay không.
Muốn kiểm tra xác nhận và đ−a ra kết luận một cách chính xác thì KTV phải dựa vào th−ớc đo nào đó làm cơ sở để tiến hành kiểm toán. Th−ớc đo đó chính là các CMKT và chế độ tài chính, kế toán mà Nhà n−ớc đã ban hành.
Nh− vậy, CMKT là một trong những cơ sở làm căn cứ để tiến hành xây dựng qui trình kiểm toán và thực hiện kiểm toán BCTC. CMKT h−ớng dẫn, chỉ đạo kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện công tác kế toấn ở đơn vị. CMKT giúp cho KTV đánh giá đ−ợc công việc kế toán theo quy định của chuẩn mực. Ngoài
ra chuẩn mực còn là một trong những cơ sở để KTV kiểm tra kiểm soát, đánh giá trách nhiệm của kế toán và những ng−ời liên quan. Ng−ợc lại, kiểm toán BCTC cũng tác động trở lại đối với CMKT, qua quá trình kiểm toán một mặt xác nhận tính đúng đắn của tài liệu số liệu kế toán, mặt khác phát hiện những điểm không phù hợp với thực tế của chính sách chế độ, CMKT để kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Tr−ớc đây, Việt Nam mới chỉ ban hành pháp lệnh kế toán thống kê và CĐKT, chính sách tài chính mà ch−a có CMKT, nên khi áp dụng các văn bản này để h−ớng dẫn công tác kế toán cũng nh− tiến hành kiểm toán BCTC đã bộc lộ nhiều hạn chế:
Thứ nhất, tính thống nhất và ổn định ch−a cao cho nên ch−a tạo ra môi tr−ờng pháp lý bền vững cho công tác kế toán của các đơn vị, khó khăn cho công việc kiểm toán BCTC.
Thứ hai, ch−a đồng bộ và đầy đủ. Chính sự không nhất quán giữa chính sách tài chính, thuế, CĐKT đã gây ra khó khăn nhất định trong quá trình h−ớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán, kiểm toán.
Sở dĩ CMKT làm cơ sở cho công việc kiểm toán BCTC là vì xuất phát từ đặc tính của CMKT, đó cũng chính là các nhân tổ của CMKT ảnh h−ởng đến việc kiểm toán BCTC DNNN, cụ thể:
- CMKT là những quy định mang tính pháp lý. ở n−ớc ta CMKT đ−ợc xây dựng và ban hành với tính chất là những quy định pháp lý, bắt buộc, đảm bảo sự thống nhất trong thực hiện kế toán các đơn vị và sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán của các đơn vị, các cơ quan quản lí nhà n−ớc.
- CMKT là những quy định mang tính mực th−ớc. Đó là những nguyên tắc cơ bản của kế toán, những giải thích, h−ớng dẫn về quy trình nghiệp vụ, công việc cần làm khi tiến hành kiểm toán hay nói cách khác để xây dựng quy trình ph−ơng pháp hạch toán và những nguyên tắc chỉ đạo công việc kế toán, kiểm toán.
- CMKT liên quan nhiều đến chính sách tài chính, chính sách thuế. Những quy định chung về tài chính, thuế cũng đ−ợc đ−a vào CMKT.
- CMKT mang tính cụ thể hoá khuôn mẫu các vấn đề liên quan đến việc thu nhận, xử lý, trình bày và cung cấp thông tin kế toán.
- CMKT có tính so sánh cao và nhất quán dựa trên thông lệ kế toán chung. Từ những đặc tính trên chúng ta thấy CMKT chi phối tới công tác kế toán, công tác kiểm toán BCTC. CMKT là những mực th−ớc cho việc thực hiện công tác kế toán và cũng là mực th−ớc cho công tác kiểm toán.
Trong quá trình kiểm toán vấn đề chất l−ợng và hiệu quả đ−ợc đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo chất l−ợng và hiệu quả của các cuộc kiểm toán BCTC thì đoàn kiểm toán và KTV phải tuân theo chuẩn mực, quy trình kiểm toán. Quy trình kiểm toán là trình tự tiến hành công việc của mỗi cuộc kiểm toán mà KTV phải tuân thủ khi tiến hành kiểm toán.