¾ Hiểu biết các công cụ quản trị và giám sát Server
¾ Giám sát các thành phần và nhận biết nguyên nhân thắt cổ chai Server ¾ Đưa ra giải pháp nâng cấp, thêm và thay mới CPU, RAM, DISK, Network…
6.1. Phương thức quản trị
Trách nhiệm chính của một người quản trị hệ thống là quản lý các Server trong một tổ chức, doanh nghiệp… mà hầu hết các nhà quản trị không phải lức nào cũng ở trong cùng phòng với các server mà họ quản lý, nên họ phải quản lý Server từ xa. Và làm thế nào để quản lý Server được hiệu quả ngay khi họ ở cùng phòng vơi server (Local Management) hay quản trị từ xa (Remote Management). Bài này chúng tôi sử dụng Microsoft Windows Server 2003 để hướng dẫn các bạn những gì cần thiết cũng như sử dụng công cụ gì, những quyền được yêu cầu để cai quản các server.
6.2. Công cụ quản trị
Để quản lý một server, chúng ta phải có các quyền phù hợp để làm công việc này. Điều quan trọng là phải biết rõ những quyền nào được gán cho domain local group để cho phép các thành viên của chúng thực hiện những thao tác cụ thể, bởi vì chúng ta có thể sử dụng những group này để thực hiện những thao tác quản lý phổ biến.
Mặc định, những group này có những quyền được xác định trước để quyết định những thao tác hệ thống mà các thành viên của group hay các group có thể thực hiện. Các group mặc định gồm: Administrators, Backup Operators, Account Operators, Server Operators, Print Operators (chức năng của các group này các bạn có thể xem lại trong bài 2).
¾ Computer Management: là một tập hợp công cụ quản lý mà chúng ta có thể sử dụng để quản lý một
máy local hay máy từ xa.
Chúng ta có thể sử dụng Computer Management để :
• Giám sát những sự kiện hệ thống, như là những thời gian logon và những ứng dụng bị lỗi • Tạo và quản lý các tài nguyên share
• Xem danh sách các user, người được kết nối tới một máy local hay máy từ xa • Khởi động và dừng các dịch vụ hệ thống, như là Task Cheduler và Indexing Service • Cài đặt các thuộc tính cho các thiết bị lưu trữ
• Xem những cấu hình thiết bị và add thêm những driver thiết bị mới
Computer Management gồm có các thành phần chính và được quản lý theo cây như: System Tools,
Storage, Services and Applications. Mỗi thành phần này có các chức năng riêng.
System Tools: cho phép chúng ta sử dụng những công cụ trong System Tools để quản lý những sự kiện
hệ thống và quá trình thực hiện trên máy tính mà chúng ta quản lý.
• Event Viewer: Sử dụng Event Viewer để quản lý và quan sát những sự kiện được ghi trong các
log application, security, và system. Chúng ta có thể quan sát những bản ghi để theo dõi những sự kiện bảo mật và nhận dạng những phần mềm, phần cứng và các vấn đề hệ thống có thể xảy ra. • Shared Folders: Sử dụng Shared folders để xem những kết nối và các tài nguyên được sử dụng
trên máy tính. Chúng ta có thể tạo, xem và quản lý những tài nguyên chia sẻ (share) , xem và mở các file và phiên làm việc…
• Local users and groups: Sử dụng Local Users and groups để tạo và quản lý các local user
account và group của chúng ta.
• Performance Logs and Alerts: Sử dụng Performance Logs and Alert để giám sát và tập hợp dữ
liệu về quá trình thực hiện của máy tính.
• Device Manager: Sử dụng Device Manager để xem các thiết bị phần cứng được cài trên máy,
update những driver các thiết bị, thay đổi những thiết lập phần cứng và giải quyết các vấn đề xung đột thiết bị.
Storage: gồm các công cụ để quản lý các thuộc tính của các thiết bị lưu trữ.
• Removeabke Storage: Sử dụng Removeable Storage để theo dõi những thiết bị lưu trữ có thể di
chuyển được và để quản lý các thư viện hay các hệ thống lưu trữ dữ liệu mà chứa chúng.
• Disk Management: Sử dụng Disk Management để thực hiện những thao tác liên quan tới ổ đĩa như là chuyển đổi , tạo hay định dạng các volume. Disk Management giúp chúng ta quản lý các ổ đĩa và những partition hay các volume chúng chứa
Services and Applications: những công cụ trong Services and Applications giúp chúng ta quản lý các
services và những ứng dụng trên một máy tính được chỉ định.
• Services: Sử dụng Services để quản lý các dịch vụ trên một máy local hay các máy từ xa. Chúng
ta có thể khởi động, ngừng, dừng, tiếp tục lại hau disable các dịch vụ.
• WMI Control: Sử dụng WMI Control để cấu hình và quản lý Windows Management Service
• Indexing Service: Sử dụng Indexing Service để quản lý dịch vụ Indexing và để tạo, cấu hình
thêm những catalog để lưu trữ chỉ mục thông tin .
Các bước cấu hình Computer Management để quản lý Server từ xa
• Log on vào máy với quyền administrator và password ví dụ 123456?a • Vào Start menu, right-click trên My Computer và sau đó click Manage.
• Right-click trên Computer Management (local), sau đó click Connect to another computer. • Click Another Computer, nhập tên của máy hoặc click Browse để tìm vị trí máy tính mà chúng
ta muốn quản lý từ xa sau đó click OK.
• Trong Computer Management, chúng ta sẽ thấy được các công cụ như: System Tools, Storage và Services and Applications.
¾ Microsoft Management Console (MMC) để quản trị trên máy Local hay quản trị từ xa
Microsoft Management Console (MMC) cung cấp một giao diện mà chúng ta có thể sử dụng để tạo, lưu và mở các công cụ quản lý, gọi các snap-in để quản lý các phần cứng, phần mềm và các thành phần của Windows Server 2003. Khi chúng ta mở một công cụ quản lý trong MMC, chúng ta có thể chỉ định áp dụng công cụ trên máy cục bộ (Local) hay trên một máy từ xa.
Để thực hiện những công việc trên nhiều server, sử dụng các MMC snap-in. Hầu hết những công cụ quản lý được cung cấp bởi họ các hệ điều hành Windows Server 2003 là những MMC snap-in mà chúng ta có thể sử dụng để quản lý các server từ xa giống như máy local của chúng ta.
Các bước để cấu hình MMC cho quản lý một server từ xa
• Mở Microsoft Management Console (MMC) bằng cách vào Start Æ Run gõ mmc Æ OK
• Vào menu chọn File và click Add/Remove Snap-in, sau đó click Add.
• Trong danh sách snap-in, click vào Computer Management, rồi click vào nút Add.
• Một màn hình Computer Management xuất hiện cho phép chúng ta chọn local computer hoặc remote computer, sau đó click Finish.
• Click vào Close và click OK.
¾ Dùng Remote Desktop để quản trị Server quản trị từ xa.
Bằng cách sử dụng Remote Desktop cho công việc quản trị, chúng ta có thể quản lý một hay nhiều Server từ xa từ một vị trí. Trong một tổ chức lớn, chúng ta có thể sử dụng việc quản lý từ xa để quản lý tập trung nhiều máy tính được định vị trong các toà nhà khác hay thậm chí những thành phố khác. Trong một tổ chức nhỏ hơn, chúng ta có thể sử dụng việc quản lý từ xa để quản lý một Server được nằm trong một văn phòng khác.
Remote Desktop cung cấp cho việc truy xuất tới một server từ một máy tính tại một vị trí khác bằng cách sử dụng Remote Desktop Protocol (RDP). RDP truyền giao diện user tới phiên client và nó cũng truyền bàn phím và những click chuột từ client tới server. Chúng ta có thể tạo tới hai kết nối từ xa đồng thời. Mỗi phiên mà chúng ta logon vào không phụ thuộc vào phiên làm việc của user khác và phiên làm việc của server. Khi chúng ta sử dụng Remote Desktop để logon vào một server từ xa, nó giống như chúng ta đã logon vào server local.
Remote Desktop cung cấp hai công cụ mà chúng ta có thể sử dụng để quản lý một server từ xa. Remote Desktop Connection và Remote Desktops snap-in. Mỗi trường hợp của công cụ Remote Desktop Connection tạo ra một cửa sổ chính nó và cho phép chúng ta quản lý một server từ xa cho mỗi cửa sổ. Nó luôn khởi động một phiên làm việc mới trên server. Remote Desktop snap-in rất hữu ích cho các nhà quản trị, người quản lý từ xa nhiều Server hay cho các nhà quản trị phải kết nối tới phiên làm việc từ xa.
Số kết nối tối đa cho remote desktop connection tới một Server là hai. Sau khi chúng ta đạt tới giới hạn này, Remote Desktop không cho phép những kết nối remote desktop khác tới server. Tuy nhiên muốn sử dụng được dịch vụ này thì chúng ta phải enable truoc khi cấu hình Remote Desktop.
Remote Desktop rất hữu dụng, bởi vì nó cung cấp truy xuất từ xa tới hầu hết những thiết lập cấu hình, bao gồm Control Panel, một công cụ không thể được cấu hình từ xa. Bằng cách sử dụng một phiên Remote Desktop, chúng ta có thể truy xuất MMC, Active Directory, Microsoft System Management Server, những công cụ cấu hình mạng và phần lớn những công cụ cấu hình khác.
Để cấu hình Remote Desktop chúng ta cần chuẩn bị các bước sau:
Trước khi chúng ta quản lý một server từ xa,, server remote phải được cho phép quản lý từ xa. Remote Desktop Service phải được enable locally trên server từ xa bởi một người quản trị hệ thống. Người quản trị hệ thống phải có nhiều quyền thích hợp để quản lý máy tính. Mặc định, một administrator có đặc quyền kết nối tới một Server remote và có thể sử dụng Remote Desktop để thực hiện các thao tác từ xa như là add thêm phần mềm mới và cài những gói service pack trên một server từ xa.
Để cấu hình các kết nối server cho việc quản lý server từ xa
• Log on vơi quyền như Administrator.
• Vào Start menu, right-click trên My Computer chọn Properties • Click vào thẻ Remote.
• Check vào ô Allow users to connect remotely to this computer.
Cấu hình Remote Desktop cho client
Remote Desktop Connection là một ứng dụng phía ma client cho phép chúng ta kết nối tới một server sau khi Remote Desktop trên được enable trên Server
Để kết nối tới một server từ xa bằng cách sử dụng Remote Desktop Connection
• Trên máy tính client, click Start Æ Programs Æ Accessories Æ Communications Æ Remote Desktop Connection.
• Trong hộp thoại Computer, nhập tên computer name hoặc địa chỉ IP của Server và sau đó bấm Connect để kết nôi.
• Nếu muốn ngắt kết nối chúng ta vào Start menu và chọn Log off.
6.3. Giám sát hoạt động Server
Giám sát quá trình thực hiện Server là một thành phần quan trọng của công việc bảo dưỡng và quản lý hệ điều hành của chúng ta. Việc theo dõi hàng ngày quá trình thực thi hệ thống bảo đảm rằng chúng ta cập nhật những thông tin về mày tính của chúng ta đang hoạt động như thế nào. Việc giám sát sự thực thi cũng cung cấp cho chúng ta dữ liệu mà chúng ta có thể sử dụng để dự đoán sự phát triển trong tương lai và dự tính thay đổi như thế nào tới những cấu hình hệ thống của chúng ta có thể ảnh hưởng tới hoạt động trong tương lai. Phần này giúp cho chúng ta có thể thiết lập một ranh giới thực thi (baseline), thực hiện việc giám sát thời gian thực và log, cấu hình và quản lý các counter log và cấu hình alert.
Monitoring Server Performance
Giám sát thực thi là một thành phần của việc bảo dưỡng server của chúng ta. Bằng cách giám sát đều đặn sự thực thi server qua những thời kỳ thay đổi từ các ngày, tuần, tháng… chúng ta có thể thành lập một baseline cho sự thực thi server. Qua việc giám sát, chúng ta nhận được dữ liệu thực thi rất có ích trong việc chẩn đoán các vấn đề server như:
• Hiểu những đặc điểm khối lượng công việc phải làm của chúng ta và tác động tương ứng lên các tài nguyên hệ thống của chúng ta.
• Theo dõi những thay đổi và xu hướng phát triển trong workload và việc sử dụng tài nguyên để chúng ta có thể lập kế hoạch nâng cấp trong tương lai
• Kiểm tra những thay đổi cấu hình bởi kết quả của việc giám sát hệ thống. • Chẩn đoán các vấn đề và nhận ra các thành phần hay những quá trình để tối ưu.
Những công cụ giám sát chính trong microsoft Windows Server 2003 là Performance console và Task Manager
Task Manager: cung cấp một cách tổng quát về hoạt động và sự thực thi hệ thống. Nó cung cấp về những chương trình và những quá trình đang chạy trên máy tính của bạn. Nó cũng hiển thị những tiêu chuẩn đánh giá sự thực thi được sữ dụng phổ biến nhất cho các quá trình. Bạn có thể sử dụng Task Manager để thực thi real-time monitoring.
Bạn có thể sử dụng Task Manager để quan sát những bộ hiển thị chính của sự thực thi máy của bạn. • Bạn có thể xem những trạng thái của những chương trình đang chạy và kết thúc những chương
trình nào không đáp ứng.
• Bạn cũng có thể đánh giá hoạt động của quá trình đang chạy bằng cách sử dụng tới 15 tham số khác nhau, và xem những biểu đồ, dữ liệu về cách sử dụng CPU và bộ nhớ.
• Nếu bạn đang kết nối tới mạng, bạn có thể xem trạng thái mạng
• Nếu có nhiều hơn một user được kết nối vào máy của bạn, bạn có thể xem ai đang kết nối, xem những file nào họ đang làm việc và gửi cho họ một tin nhắn .
Task Manager có 5 tab cho phép bạn thực hiện tất cả những chức năng này.
Tab Applications:
Tab Applications hiển thị trạng thái của những chương trình đang chạy trên máy tính. Trong tab này, bạn có thể kết thúc, chuyển hoặc khởi động một chương trình.
Tab Processes:
Tab Processes hiển thị thông tin về những quá trình đang chạy trên máy. Ví dụ, bạn có thể hiển
thị về việc sử dụng CPU, bộ nhớ, những lỗi trang nhớ và các thông số khác.
Tab Performance:
Tab Performance hiển thị một cái nhìn linh động về sự thực thi của máy tính, bao gồm : Đồ thị về việc sử dụng CPU và bộ nhớ
Số handles, chuỗi và những quá trình đang chạy trên máy tính của bạn.
Số lượng KB của bộ nhớ vật lý, kernel và bộ nhớ chuyển giao. Bộ nhớ vật lý là tổng bộ nhớ, bộ nhớ kernel là bộ nhớ mà hệ thống kernel và các driver thiết bị sử dụng, còn bộ nhớ chuyển giao là bộ nhớ được cấp phát cho các chương trình và hệ điều hành.
Tab Networking:
Tab Networking hiển thị dạng đồ hoạ quá trình thực hiện mạng. Nó cung cấp một cách hiển thị
đơn giản, nhưng chất lượng để trình bày trạng thái của mạng hay các mạng đang chạy trên máy tính của bạn. Tab này chỉ được hiển thị khi có một card mạng được tồn tại.
Trên tab này, bạn có thể xem phẩm chất và tính sẵn dùng kết nối mạng của bạn, xem bạn có được kết nối tới nhiều mạng hay không.
Tab Users hiển thị tên của các user, những người đang truy xuất vào máy tính cùng với trạng thái phiên và tên. Client Name chỉ định tên của máy client đang sử dụng session, nếu có thể ứng dụng được. Session cung cấp một cái tên cho bạn để sử dụng khi bạn thực hiện nhiều thao tác như là gửi cho user khác một thông điệp hoặc kết nối tới một session của user khác.
Tab Users được hiển thị chỉ khi Fast User Switching được cho phép trên máy tính mà bạn đang làm việc. Máy tính cũng phải là thành viên của một workgroup hoặc một máy standalone. Tab này không có trên các máy tính là thành viên của domain.
Performance Console
Windows Server 2003 cung cấp những công cụ sau như là thành phần của Performance console để giám sát việc sử dụng tài nguyên trên máy tính của bạn :
System Monitor
Performance Logs and Alert
System Monitor: tính năng này bạn có thể tập hợp và xem dữ liệu theo phạm vi rộng về việc sử
dụng những tài nguyên phần cứng và hoạt động của các dịch vụ hệ thống trên máy mà bạn quản lý. Với System Monitor, bạn có thể tập hợp và xem dữ liệu thực thi thời gian thực của một máy local