BÀI 4: QUẢN TRỊ TRUY XUẤT TÀI NGUYÊN PRINTER

Một phần của tài liệu Quản trị và xây dụng môi trường mạng doanh nghiệp pdf (Trang 74 - 82)

¾ Triển khai Local, Network Print Device ¾ Quản trị quyền truy xuất Printer

¾ Xử lý các sự cố về in ấn

4.1. Giới thiệu Printer

Giới thiệu việc in ấn trong Windows 2003: Windows 2003 tạo điều kiện thuận lợi cho người quản trị thiết lập in ấn mạng và cấu hình các tài nguyên in ấn từ một vị trí trung tâm. Chúng ta cũng có thể cấu hình các máy trạm chạy Windows 95, Windows 98, hay Microsoft Windows NT phiên bản 4.0 in ấn từ các thiết bị in ấn mạng.

Trước khi thiết lập việc in ấn trong Windows 2003, chúng ta nên để ý đến thuật ngữ được sử dụng và các đề cử về yêu cầu hệ thống cho việc thiết lập một print server với một thiết bị in có khả năng tiếp cận mạng. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy ghi nhớ các nguyên tắc khi lập kế hoạch triển khai môi trường in ấn mạng.

Các thuật ngữ in ấn trong Windows 2003

Chúng ta nên làm quen với các thuật ngữ được sử dụng để nhận diện các thành phần và cách các thành phần làm việc với nhau. Danh sách sau liệt kê các thuật ngữ về in ấn được định nghĩa trong Windows 2003:

¾ Print device (thiết bị in): Thiết bị phần cứng tạo ra các bản tài liệu in.

Windows 2003 hỗ trợ các thiết bị in:

Local print device (thiết bị in cục bộ): Thiết bị in kết nối đến một cổng vật lý trên print

server.

Network-interface print device (thiết bị in giao diện mạng): Thiết bị in kết nối đến một

print server qua mạng thay cho cổng vật lý. Network-interface print device đòi hỏi card mạng riêng của nó và có địa chỉ mạng riêng hoặc được gắn vào một card mạng gắn ngoài.

¾ Printer (máy in): Giao diện phần mềm giữa hệ điều hành và thiết bị in. Printer định nghĩa khi

nào và ở đâu một tài liệu sẽ đi đến để tìm một thiết bị in (cổng cục bộ, cổng kết nối mạng, hay tập tin).

¾ Print server (máy chủ in ấn): Máy tính có gắn các máy in và trình điều khiển máy khách. Print

server nhận và xử lý các tài liệu từ các máy khách. Chúng ta thiết lập và chia sẻ các máy in mạng liên quan đến các thiết bị in ấn cục bộ và giao diện mạng trên các print server.

¾ Printer driver (trình điều khiển máy in). Một hay nhiều tập tin chứa thông tin mà Windows 2003 đòi hỏi dùng để chuyển đổi các lệnh in thành ngôn ngữ máy in chuyên dụng. Sự chuyển đổi này làm cho máy in có thể in được tài liệu. Một trình điều khiển máy in là chuyên dụng cho từng thiết bị in và trình điều khiển máy in phù hợp phải hiện diện trên print server.

¾ Printer Port: Trong hộp thoại Printer Server Properties, bạn mở Tab Port. Tab này cũng

tương tự như Tab Port trong hộp thoại Properties của máy in. Sự khác nhau giữa hai Tab Port là: Tab Port trong hộp thoại Print Server Properties được sử dụng để quản lý tất cả các port trong Print Server. Còn Tab port trong hộp thoại Properties của máy in quản lý các port của thiết bị máy in vật lý.

4.2. Triển khai Printer Local Printer:

Vào Start Æ Setting Æ Printers and Faxes

Hình : Printers and Faxes minh họa (bổ sung sau)

Chọn Add printer Æ Next ÆTrang Local or Network Printer Æ chọn Local printer attached to this

computer Æ Next

Trang Select a Printer Port Æ chọn Use the following port (chọn port LPT hay USB tùy theo máy in) Æ Next Æchọn hãng sản xuất và loại máy in (vd là HP2000C)

Hình : Lựa chọn máy in

Next Æ Next Æ Next Æ Next Æ Finish. Chia sẻ máy in

Vào Start Æ Setting Æ Printers and Faxes Æ Right click trên máy in cần chia sẻ và chon Sharing

Network Printer:

Nguyên tắc thiết lập một máy in mạng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi thiết lập in ấn mạng, hãy đưa ra chiến lược in ấn để có thể quản lý hiệu quả các nhu cầu in ấn trên toàn mạng. Điều này bảo đảm cho việc quản lý các tác vụ in thông suốt. Danh sách sau cung cấp các nguyên tắc cho việc lập chiến lược in ấn mạng:

• Xác định các yêu cầu về in ấn của tổ chức. Các yêu cầu này gồm có số lượng và kiểu thiết bị in. Ngoài ra, hãy xem xét loại tải mỗi thiết bị in sẽ xử lý. Chẳng hạn, không nên dùng thiết bị in kết nối cục bộ cho việc in ấn mạng vì nó có thể không quản lý nổi lượng tải.

• Xem xét yêu cầu in ấn của người dùng trong từng phòng ban. Chẳng hạn, phòng Hóa đơn có thể có nhiều tác vụ in do phải in các hóa đơn liên tục. Tải cho việc in ấn càng lớn thì càng cần có nhiều thiết bị in hơn.

• Xác định số lượng print server cần thiết để quản lý số lượng và các loại máy in trong mạng. • Xác định vị trí đặt các thiết bị in. Vị trí này phải thuận tiện cho các mọi dùng nhận các tài liệu in. • Xác định các tác vụ in nào có độ ưu tiên cao. Các thành viên ban quản trị thường có nhu cầu in

ấn thật nhanh. Các quản trị viên có thể gán độ ưu tiên cao cho những người có nhu cầu. Cấu hình máy in mạng

Sau khi cài đặt và chia sẻ một máy in để sử dụng trên mạng, nhu cầu in ấn của người dùng và tổ chức có thể thay đổi và đòi hỏi chúng ta cấu hình các thiết đặt in ấn sao cho tài nguyên in ấn của chúng ta phù hợp hơn với các nhu cầu này.

Cài đặt máy in thông qua máy in đã chia sẻ trên mạng. Vào Start Æ Setting Æ Printers and Faxes

Chọn Add printer Æ Next ÆTrang Local or Network Printer Æ chọn A network printer, or a printer attached to another computer Æ Next

Hình C5.4: Chọn network printer

Trang Specify a printer chọn Connect to this printer và gõ ip hoặc computer name và tên máy in đã chia sẻ trên mạng như hình bên dưới.

Vd:\\192.168.1.102\HP2000C hay \\PCXX\HP2000C Æ Next ÆFinish.

Có thể có nhiều cách khác nhau để truy xuất và sử dụng máy in chia sẻ trên mạng, các bạn có thể tìm hiểu thêm hoặc nhờ giảng viên hướng dẫn công tác này. Tuy nhiên, chúng tôi luôn hy vọng rằng các bạn sẻ tìm ra một cách khác để làm công việc này và chia sẻ thêm những kinh nghiêm cho các bạn cùng lớp.

4.3.Quản trị Printer

Đặt độưu tiên cho máy in: hãy đặt độ ưu tiên giữa các máy in để ưu tiên cho các tài liệu cùng sử dụng

một thiết bị in để in. Để thực hiện điều này, hãy tạo nhiều máy in cùng trỏ đến một thiết bị in. Điều nàu cho phép nhiều người dùng gởi các tài liệu quan trọng đến máy in có độ ưu tiên cao và các tài liệu thông thường đến máy in có độ ưu tiên thấp hơn. Các tài liệu được gởi đến máy in có độ ưu tiên cao sẽ được in trước.

Hình: Độ ưu tiên giữa các máy in

Để đặt độ ưu tiên giữa các máy in, hãy thực hiện các bước sau:

1. Trỏ hai hay nhiều máy in đến cùng một thiết bị in (chung cổng). Cổng có thể là cổng vật lý trên print server hay một cổng trỏ đến một thiết bị in giao diện mạng.

2. Đặt độ ưu tiên khác nhau cho từng máy in kết nối đến thiết bị in, sau đó cho các nhóm người dùng khác nhau dùng các máy in khác nhau để in. Chúng ta cũng có thể cho phép người dùng gởi các tài liệu có độ ưu tiên cao đến máy in có độ ưu tiên cao hơn và các tài liệu có độ ưu tiên thấp đến các máy in có độ ưu tiên thấp hơn.

Lưu ý là trong minh họa trước, User1 gởi các tài liệu đến một máy có độ ưu tiên thấp nhất là 1, trong khi User2 gởi các tài liệu đến máy in có độ ưu tiên cao nhất là 99. Trong ví dụ này, các tài liệu của User2 sẽ được in trước các tài liệu của User1.

Để đặt độ ưu tiên cho một máy in, hãy thực hiện các bước sau: 1. Mở hộp thoại Properties của máy in.

2. Trên tab Advanced, thay đổi độ ưu tiên trong hộp Priority, nhấp OK. Gán quyền cho máy in

Có ba cấp độ quyền hạn trên máy in: Print (in), Manage Documents (quản lý tài liệu), và Manage Printer (quản lý máy in).

Các quyền hạn trên máy in

Khả năng của các quyền hạn in ấn Quyền in Quyền quản lý tài liệu Quyền quản lý máy in

Print documents (In tài liệu) X X X

Pause, resume, restart, and cancel the user's own document (Tạm ngưng, tiếp tục, khởi động lại, hủy tài liệu của người dùng)

X X X

Connect to a printer (Kết nối đến máy in) X X X

Control job settings for all documents (Điều khiển các thiết đặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công việc cho mọi tài liệu) X X

Pause, restart, and delete all documents (Tạm ngưng, khởi động lại, xóa tất cả tài liệu)

X X

Share a printer (Chia sẻ máy in) X

Change printer properties (Thay đổi thuộc tính máy in) X

Delete printers (Xóa các máy in) X

Change printer permissions (Thay đổi các quyền hạn máy in) X

Mặc định, các quản trị viên của một máy chủ, các print operator (nhân viên quản lý in ấn) và các server operator (nhân viên quản lý máy chủ) trên một máy điều khiển vùngcó quyền Manage Printer. Nhóm Everyone có quyền Print, và chủ tài liệu có quyền Manage Documents.

Gán quyền cho máy in

1. Trong thư mục Printers, nhấp phải biểu tượng máy in muốn thay đổi quyền, nhấp Properties. 2. TRên tab Security, trong hộp thoại Properties của máy in, nhấp Everyone group, nhấp

Remove.

3. Nhấp nút Add. chọn các người dùng và nhóm được phép, nhấp Add, nhấp OK. 4. Trên tab Security, kiểm tra lại các quyền cho người dùng và nhóm, nhấp OK.

4.4. Xử lý sự cố 4.5. Bài tập tình huống Tóm tắt:

¾ Print device (thiết bị in): Thiết bị phần cứng tạo ra các bản tài liệu in.

¾ Printer (máy in): Giao diện phần mềm giữa hệ điều hành và thiết bị in. Printer định nghĩa khi

nào và ở đâu một tài liệu sẽ đi đến để tìm một thiết bị in (cổng cục bộ, cổng kết nối mạng, hay tập tin).

¾ Print server (máy chủ in ấn): Máy tính có gắn các máy in và trình điều khiển máy khách. Print

server nhận và xử lý các tài liệu từ các máy khách. Chúng ta thiết lập và chia sẻ các máy in mạng liên quan đến các thiết bị in ấn cục bộ và giao diện mạng trên các print server.

¾ Printer driver (trình điều khiển máy in). Một hay nhiều tập tin chứa thông tin mà Windows 2003 đòi hỏi dùng để chuyển đổi các lệnh in thành ngôn ngữ máy in chuyên dụng. Sự chuyển đổi này làm cho máy in có thể in được tài liệu. Một trình điều khiển máy in là chuyên dụng cho từng thiết bị in và trình điều khiển máy in phù hợp phải hiện diện trên print server.

¾ Printer Port: Port trong hộp thoại Print Server Properties được sử dụng để quản lý tất cả các

port trong Print Server. Còn Port trong hộp thoại Properties của máy in quản lý các port của thiết bị máy in vật lý.

¾ Local print device (thiết bị in cục bộ): Thiết bị in kết nối đến một cổng vật lý trên print server.

¾ Network-interface print device (thiết bị in giao diện mạng): Thiết bị in kết nối đến một print

server qua mạng thay cho cổng vật lý. Network-interface print device đòi hỏi card mạng riêng của nó và có địa chỉ mạng riêng hoặc được gắn vào một card mạng gắn ngoài.

BÀI 5: QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG MẠNG GROUP POLICY

Một phần của tài liệu Quản trị và xây dụng môi trường mạng doanh nghiệp pdf (Trang 74 - 82)