Giới thiệu công nghệ VDSL

Một phần của tài liệu Công nghệ VDSL (Trang 30 - 32)

Là một dịch vụ trong họ xDSL VDSL (Very high data rate DSL) cung cấp các đường thuê bao số với tốc độ rất cao. Cũng như các dịch vụ khác trong họ xDSL như ADSL, HDSL, SDSL… kĩ thuật VDSL được sử dụng để cung cấp các dịch vụ băng rộng như các kênh tivi, truy nhập dữ liệu với tốc độ rất cao hội nghị qua video, video động, truyền tổ hợp dữ liệu và tín hiệu video trên cùng một đường dây… cho các thuê bao dân cư và kinh doanh trong lúc chưa lắp đặt được mạng cáp quang đến tận nhà thuê bao. Hình 2.1 mô tả các khả năng cung cấp dịch vụ của kĩ thuật VDSL.

Kĩ thuật VDSL sử dụng phương thức truyền dẫn giống như ADSL nhưng kĩ thuật VDSL có khả năng cung cấp số liệu với tốc độ rất cao gần gấp 10 lần tốc độ truyền dẫn của ADSL (như hình 2.2). Tốc độ truyền dẫn của VDSL ở luồng xuống đạt tới 52 Mb/s trong chiều dài khoảng 300m, và luồng xuống đạt ở tốc độ thấp 1,5 Mb/s với chiều dài cáp 3,6km. Tốc độ luồng lên trong chế độ không đối xứng (là phương thức mà tốc độ truyền dẫn từ phía tổng đài tới thuê bao bằng tốc độ truyền dẫn từ thuê bao tới tổng đài) là 1,6- 2,3 Mb/s. Tốc độ luồng trong chế độ đối xứng là 26 Mbps. Phương thức truyền dẫn không đối xứng rất phù hợp để cung cấp dịch vụ tốc độ cao từ phía tổng đài tới thuê bao nên rất hay được sử dụng trong kĩ thuật VDSL.

Trong VDSL cả hai kênh số liệu đều hoạt động ở tần số cao hơn tần số sử dụng cho thoại và ISDL nên cho phép cung cấp các dịch vụ VDSL bên cạnh các dịch vụ đang tồn tại.

Khi cần tăng tốc độ luồng xuống hoặc chế độ đối xứng thì hệ thống VDSL sử dụng kĩ thuật triệt tiếng vọng.

Công nghệ VDSL được ứng dụng trong truy cập dịch vụ băng rộng như dịch vụ Internet tốc độ cao, các chương trình Video theo yêu cầu.

Ngoài việc có khả năng cung cấp tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ truyền dẫn của kĩ thuật ADSL kĩ thuật VDSL còn yêu cầu khoảng động nhỏ hơn kĩ thuật ADSL nên kĩ thuật truyền dẫn của VDSL không phức tạp bằng kĩ thuật truyền dẫn ADSL. Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy nhưng kĩ thuật này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi đó là vì chưa lựa chọn được cơ chế điều chế, băng tần, phương pháp ghép kênh thích hợp. Hơn nữa, một số chipset của modem sử dụng kĩ thuật VDSL vẫn còn đắt nên kĩ thuật này chưa được sử dụng nhiều trong thực tế. Tuy nhiên đây là một kĩ thuật hứa hẹn trong một vài năm tiếp theo.

VDSL được sử dụng trong các mạch vòng nội hạt để truyền tín hiệu từ khối mạng quang ONU tới các thuê bao. Bảng 2.1 mô tả tốc độ và khoảng cách từ ONU tới thuê bao.

Hình 2.1 Khả năng cung cấp dịch vụ của kĩ thuật VDSL Hình 2.2 So sánh công nghệ VDSL với công nghệ ADSL

Bảng 2.1 Tốc độ khoảng cách các loại VDSL

Tốc độ thu (Mbit/s) Tốc độ phát (Mbit/s) Khoảng cách (met)

52 6,4 1000- 300

26 3,2 2500- 800

26 26 1000- 300

13 13 1800- 600

13 26 3750- 1200

Để có thể hoạt động được các thiết bị VDSL phải vượt qua được suy hao đường truyền, xuyên kênh, sự xâm nhập của sóng vô tuyến RF và các tác động xuyên nhiễu khác.

STM Chuyển mạch gói ATM

ATM STM Chuyển mạch gói

Toàn bộ ATM Dịch vụ ONU VDSL VDSL H U B TE Cáp quang Mạng Cáp đồng 3 6 9 12 15 18 Khoảng cách sợi dùng 0,5mm M bi t/s 50 40 30 20 10 ADSL VDSL

Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Một phần của tài liệu Công nghệ VDSL (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w