Tổng quan về SIGTRAN

Một phần của tài liệu Giao thức báo hiệu trong mạng thế hệ sau (Trang 37 - 38)

Nhiệm vụ chính của giao thức SIGTRAN là dùng để truyền thông tin báo hiệu của mạng PSTN qua mạng IP. Đây là một giao thức truyền tải mới (transport protocol) được xây dựng để thay thế TCP (Transmission Control Protocol) trong việc truyền tín hiệu SS7. Lý do việc ra đời của SIGTRAN là do một số hạn chế sau của TCP:

- Các cơ chế truyền đảm bảo sự tin cậy: TCP là giao thức cung cấp việc truyền dữ liệu tin cậy. Việc này được thực hiện thông qua cơ chế xác nhận (acknowledgments mechanism) và cơ chế tuần tự (sequencing mechanism). Một số ứng dụng cần sự truyền tin cậy nhưng không cần sự hỗ trợ của 2 cơ chế trên nên việc sử dụng TCP trong những trường hợp này sẽ gây ra trễ.

- Yêu cầu thời gian thực: Với việc gây ra trễ không cần thiết do sử dụng các cơ chế trên đã làm cho TCP không thích hợp với các ứng dụng thời gian thực.

- Cơ chế socket của TCP: Cơ chế này làm phức tạp việc cung cấp khả năng truyền tin cậy của multi-homed host.

- Vấn đề an toàn: TCP dễ bị sự cố với các tấn công từ chối dịch vụ (denial-of-service attack). Sau đây là mô hình chức năng của SIGTRAN.

Hình 2.5: Mô hình chức năng của SIGTRAN

Mô hình chức năng của SIGTRAN bao gồm 3 thành phần được thể hiện trên hình. Theo thuật ngữ của Softswitch, mô hình này thể hiện chức năng chính của SIGTRAN là truyền bản tin báo hiệu số 7 giữa Signaling Gateway và Media Gateway Controller qua mạng IP.

Lưu ý: có nhiều giao thức thích ứng (Adaptation protocol) được định nghĩa

nhưng tại 1 thời điểm chỉ có duy nhất 1 giao thức được sử dụng.

Một phần của tài liệu Giao thức báo hiệu trong mạng thế hệ sau (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w