Một số giải pháp phát triển mạng Hà Nội Telecom

Một phần của tài liệu Giao thức báo hiệu trong mạng thế hệ sau (Trang 90 - 94)

Cung cấp thêm dịch vụ.

- Thêm MCU (Multipoint Control Unit) là thành phần hỗ trợ cung cấp dịch vụ hội nghị đa điểm từ hai đầu cuối trở lên.

- Thêm 1 Gatekeeper làm giảm lưu lượng phải xử lý mỗi Gatekeeper. Gatekeeper mới được đặt ở TP HCM quản lý các Gateway phía Nam. Còn Gatekeeper Hà Nội quản lý các Gateway miền bắc.

- Để cung cấp thêm các dịch vụ băng rộng cần mở rộng hơn các đường Leased line trong nước từ 256kbps lên 512kbps – 1Gbps

Mở rộng phạm vi phục vụ

- Thêm các PoP mới phân bổ đều các tỉnh ở miền Nam, cũng như miền Bắc đặc biệt miền Trung chưa triển khai dịch vụ VoIP.

- Mở rộng mạng VoIP Hà Nội Telecom ra các nước thông qua cổng quốc tế Hồng Kông bằng cách đăng ký Gateway nước đó thuộc quản lý Gatekeeper Hà Nội Telecom.

KẾT LUẬN

Như vậy trên thế giới hiện nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn thống nhất nào về mạng NGN cho dù tất cả đều đồng ý rằng công nghệ chuyển mạch gói sẽ là tương lai của tất cả các mạng viễn thông trên thế giới.

Bất kỳ một quốc gia nào khi xây dựng NGN đều quan tâm đến điều kiện và hoàn cảnh của mình để qua đó lựa chọn phương án tối ưu. Chính vì vậy mà một tiêu chuẩn đưa ra đối với nơi này nhưng chưa chắc đẵ thích hợp với nơi khác.

Mạng viễn thông thế hệ mới sẽ là một hệ thống mạng có đầy đủ những khả năng không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện tại mà còn có thể thích ứng với nhiều sự thay đổi trong tương lai. Mạng NGN hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi ích để phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội.

Tại Việt Nam, với những hoàn cảnh riêng cũng đã chọn hướng xây dựng mạng NGN một cách phù hợp đáp ứng đầy đủ những nguyên tắc đề ra. Việc triển khai NGN được thực hiện hoàn toàn mới nhưng bên cạnh đó tận dụng tối đa những gì đã có sẵn nhằm giảm chi phí đồng thời khai thác hiệu quả những thiết bị và công nghệ có sẵn.

Trong quá trình tìm hiểu về mạng NGN, em đã thu nhận nhiều kiến thức thực tế nhưng do thời gian có hạn nên em đi sâu nghiên cứu giao thức báo hiệu cuộc gọi H.323, hướng phát triển đề tài tiếp nghiên cứu các giao thức khác nhằm hoàn thiện đề tài “Các giao thức báo hiệu trong mạng NGN”. Mạng NGN đây là một khái niệm mới và rất rộng cho nên với kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, em không thể tránh được những thiếu sót trong đồ án, rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mạng viễn thông thế hệ sau - Nguyễn Quý Hiền – NXB Bưu Điện. 2. Tình hình triển khai mạng NGN, VNPT 19/03 2004

3. Các giao thức điều khiển và báo hiệu trong mạng NGN, Trung tâm đào tạo BCVT 1. 3/2004

4. Triển khai mạng NGN tại Việt Nam, sử dụng thiết bị và giải pháp của Siemens. 5. SIP, RTP/RCTP, H323, Công nghệ truyền tải trong mạng NGN G/v Nguyễn

Minh Phương.

6. Giải pháp Surpass và họ sản phẩm.

7. Xu thế phát triển mạng IP và giải pháp của NEC 15/04/2001.

8. Routing Optimization ang Capacity Assignment in Multi Service-IP Network, Anton Riedl.

9. Parlay of Siemens. 10. MPLS Architecture.

11. Next Generation Network ( NGN ) Services – Telcordia Technologies. 12. VNPT training session, VietNam 6th,8th September 2004

13. Next Generation Networkm, May 2003 Autralian Communication Authority 14. The SoftSwitch, Sun Microsystems 02nd Jan 2002.

15. Next Generation Networks, Bernard Harmer, Siemens Munich 16. http:\\www.siemens.com. 17. http:\\www. Alcatel.com. 18. http:\\www.vnpt.com.vn. 19. http:\\www.vti.com.vn. 20. http:\\www.vtn.com.vn. 21. http:\\www.vovida.org. 22. http:\\www.iec.org

Một phần của tài liệu Giao thức báo hiệu trong mạng thế hệ sau (Trang 90 - 94)