Nhận xét chung sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO (Trang 31 - 34)

Qua quá trình thực nghiệm TKBG Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức

GIPO ở TT GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi rút ra một số nhận xét như sau:

* Về mức độ tập trung chú ý của học sinh: Ở nhóm thực nghiệm HV chú ý theo dõi, quan sát, luôn bị cuốn hút và lôi cuốn vào bài dạy của giáo viên và tích cực suy nghĩ, tìm tòi, giải quyết các tình huống học tập. Các em tích cực, chủ động

và tự lực làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó rút ra những kiến thức

cần thiết cho mình, đồng thời rèn luyện được những kĩ năng cũng như phát triển được tư duy địa lí. Còn ở nhóm đối chứng các em cũng tập trung, chú ý lắng nghe

bài giảng của giáo viên nhưng chủ yếu thụ động lĩnh hội kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Trong nhóm lớp chỉ có một số học sinh khá giỏi tích cực tham gia xây

* Về khả năng ghi nhớ kiến thức: Với phương pháp học và lĩnh hội kiến thức như trên, HV nhóm thực nghiệm sẽ ghi nhớ kiến thức chắc chắn và bền vững hơn

HV nhóm đối chứng. Việc ghi nhớ của các em không phải ghi nhớ máy móc mà dựa trên hiểu biết và đi sâu tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật, hiện tượng trên

cơ sở tư duy liên hệ, so sánh và phân tích, tổng hợp.

* Về hứng thú học tập: Qua quan sát các giờ dạy cũng như kết quả điều tra,

phỏng vấn lấy ý kiến của giáo viên cho thấy HV nhóm thực nghiệm học tập sôi nổi hơn, rất hăng hái và có nhu cầu phát biểu ý kiến tham gia xây dựng bài, các em tìm kiếm kiến thức mới qua trao đổi, thảo luận, hợp tác, có sự cộng tác, tư vấn của giáo

viên trong quá trình học tập.

* Về kết quả học tập: Sau quá trình dạy học, HV nhóm thực nghiệm đề đảm

bảo lĩnh hội được kiến thức phổ thông cơ bản, ngoài ra còn có nhiều HV có khả năng giải thích, chứng minh, biết liên hệ, so sánh cũng như áp dụng vào các vấn đề

thực tiễn.

* Về hiệu quả dạy học:

+ Với kiểu thiết kế bài giảng theo công thức GIPO có quy trình chặt chẽ,

lôgic, khoa học như trên, quá trình dạy học đảm bảo vừa đạt được mục tiêu bài học,

vừa tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như công sức của thầy và trò. Giáo viên tinh giản được nhiều khâu trong quá trình dạy học, giúp giờ học diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi, không đơn điệu.

+ Nhờ quá trình thiết kế rất coi trọng tính khả thi mà bài học diễn ra vừa sức,

các mục tiêu đặt ra đều được giáo viên giải quyết triệt để, rõ ràng.

+ Bài học thu hút được sự chú ý và phân hoá được HV. Cấu trúc bài học rõ ràng giúp HV dễ dàng lĩnh hội kiến thức.

Tóm lại, kết quả thực nghiệm cho thấy thiết kế bài giảng theo công thức

GIPO là một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học Địa lí ở

trung tâm GDTX. Để có thể thiết kế bài giảng theo công thức GIPO, người GV cần

phải được trang bị những hiểu biết về lý luận cũng như thực tế các kỹ năng để có

thể ứng dụng linh hoạt trong việc dạy học của mình, vừa phù hợp với xu thế chung

KẾT LUẬN

Khi tiến hành cải cách giáo dục trong môn Địa lý, chúng ta cần phải đổi mới

toàn diện, đồng bộ các mặt và các khâu trong quá trình dạy học. Chúng ta đã tiến hành đổi mới có kết quả về mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học. Điều đáng

quan tâm hiện nay là việc đổi mới PPDH còn khá khiêm tốn nhất là khâu TKBH. Với nhận thức đó, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề TKBH Địa lý theo quan điểm

CNDH cụ thể là theo công thức GIPO nhằm thiết lập một định hướng, một tiếp cận

và một công cụ hữu hiệu cho sựđổi mới PPDH ở các trung tâm GDTX. Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy:

- Đổi mới TKBG là một nhiệm vụ rất quan trọng và không thể trì hoãn được.

- Việc TKBG Địa lý theo công thức GIPO mang lại nhiều ưu điểm nổi trội: có

tính khả thi cao, khoa học, GV chủ động trong quá trình dạy học.

- TKBG Địa lý theo công thức GIPO - một mô hình tiêu biểu của CNDH là một xu hướng mới phù hợp với sự phát triển của thời đại.

- Tuy nhiên việc TKBG Địa lý theo công thức GIPO tốn khá nhiều thời gian

và công sức, đòi hỏi người GV phải có khả năng sử dụng ICT thành thạo, phải nắm

rõ các quy trình chế biến và thứ tự xắp xếp các hoạt động dạy học của Thầy và Trò,

xác định rõ mục tiêu, đầu vào và mối quan hệ giữa chúng.

- Cần bồi dưỡng cho GV khả năng sử dụng ICT hiện đại vào quá trình dạy

học, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ quá trình dạy học.

Bản thân tôi là một GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lý ở trung tâm GDTX trong nhiều năm qua, khi được tiếp cận với kiểu TKBG theo công thức GIPO tôi

thấy rất tâm đắc và mong muốn rằng mình sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu về vấn đề này. Trước tiên là góp phần đổi mới PPDH tại môi trường nơi tôi đang công tác và

góp phần giúp các đồng nghiệp có thể ứng dụng để thiết kế được một bài giảng

khoa học phát huy khả năng tư duy độc lập của HV. Mặc dù đã làm sáng tỏ được

một số vấn đề và đã đúc rút ra một số kinh nghiệm trong việc TKBG Địa lý theo

công thức GIPO, xong do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, tài liệu nghiên cứu không

nhiều và đây là vấn đề khá mới mẻ nên trong quá trình nghiên cứu không sao tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía các đồng nghiệp.

Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 4 năm 2014

Nguyễn Thị Thanh Hải

Nhận xét của tổ bộ môn Nhận xét của Hội đồng nhà trường

PHỤ LỤC

BÀI TẬP NHẬN THỨC

(Tiết 14. Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu)

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)