Cấu trúc thông điệp LDP

Một phần của tài liệu Mạch nhãn đa giao thức MPLS (Trang 30 - 33)

Trao đổi thông điệp LDP thực hiện bằng cách gởi các LDP-PDU (Protocol Data Unit) thông qua các phiên LDP trên kết nối TCP. Mỗi LDP-PDU có thể mang

một hoặc nhiều thông điệp, và các thông điệp này không nhất thiết phải có liên quan với nhau.

2.3.2.a LDP PDU

Mỗi PDU của LDP bao gồm một header LDP và theo sau là một hoặc nhiều thông điệp LDP. Phần header LDP có dạng như sau:

Hình 2.10: LDP header

PDU Length (2 octet): số nguyên chỉ chiều dài của PDU theo octet, không tính trường Version và PDU Length. LDP Identifier (6 octet): xác định không gian nhãn được cấp phát. Bốn octet đầu là giá trị duy nhất toàn cục nhận dạng LSR, như địa chỉ IP (router ID) được gán cho LSR. Hai octets sau xác định một không gian nhãn bên trong LSR. Hai octets này được set về 0 cho không gian nhãn “per- platform”.

2.3.2.b Định dạng thông điệp LDP

Hình 2.11: Format thông điệp LDP

Bit U: Bit “Unknown”, luôn là 0 vì đặc tả LDP không có kiểu bản tin Unknown. Bảng sau là các giá trị định nghĩa trường Message Type:

Bảng 2.2: Các loại bản tin LDP

Message Length : Chiều dài của các trường sau Message Length tính theo octet (gồm Message ID, các tham số bắt buộc và tùy chọn).

Message ID đôi khi được dùng để liên kết một số bản tin với các bản tin khác, ví dụ một bản tin đáp ứng sẽ có cùng Message ID với bản tin yêu cầu tương ứng. Các tham số bắt buộc và tùy chọn phụ thuộc vào các loại bản tin được gởi, chúng thường dùng kiểu mã hóa TLV (Type-Length-Value) . Nói chung, mọi thứ xuất hiện trong

một thông điệp LDP có thể được mã hóa kiểu TLV, tuy nhiên đặc tả LDP không phải lúc nào cũng sử dụng lược đồ TLV.

Một phần của tài liệu Mạch nhãn đa giao thức MPLS (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w