Các mục tiêu triển khai kỹ thuật lưu lượng

Một phần của tài liệu Mạch nhãn đa giao thức MPLS (Trang 45 - 46)

3.1.1.a Phân loại

Các mục tiêu triển khai kỹ thuật lưu lượng có thể phân theo hai hướng sau: § Hướng lưu lượng (traffic oriented)

§ Hướng tài nguyên (resource oriented)

Các mục tiêu hướng lưu lượng liên quan đến việc tăng cường QoS cho các luồng lưu lượng. Trong mô hình đơn lớp (dịch vụ best -effort), các mục tiêu này gồm: giảm thiểu mất gói và trễ, tăng tối đa thông lượng (throughput) và tuân thủ các hợp đồng mức dịch vụ (SLA)... Các mục tiêu hướng lưu lượng bị chặn thống kê (như thay đổi độ trễ gói đỉnh -đỉnh, tỷ lệ mất gói, trễ truyền tối đa) cũng rất hữu ích trong mô hình dịch vụ phân biệt (Diffserv).

Các mục tiêu hướng tài nguyên liên quan đến việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên. Băng thông là một tài nguyên cốt yếu của mạng, do đó chức năng trọng tâm của kỹ thuật lưu lượng là quản lý hiệu quả tài nguyên băng thông.

3.1.1.b Bài toán nghẽn

Nghẽn thường xảy ra theo hai cách như sau:

§ Khi bản thân các tài nguyên mạng không đủ để cấp cho tải yêu cầu.

§ Khi các dòng lưu lượng được ánh xạ không hiệu quả lên các tài nguyên, làm cho một số tập con tài nguyên trở nên quá tải trong khi số khác nhàn rỗi.

§ Tăng dung lượng hoặc ứng dụng các kỹ thuật điều khiển nghẽn cổ điển (giới hạn tốc độ, điều khiển luồng, quản trị hàng đợi, điều khiển lịch trình…)

§ Dùng kỹ thuật lưu lượng nếu nghẽn là do cấp phát tài nguyên chưa hiệu quả. Đối tượng giải quyết của kỹ thuật lưu lượng là nghẽn kéo dài chứ không phải nghẽn nhất thời do bùng phát lưu lượng.

Một phần của tài liệu Mạch nhãn đa giao thức MPLS (Trang 45 - 46)