Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Trang 37 - 42)

- Tài khoản 331 Phải trả người bán.

2.1.4-Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ mà cấp trên giao, việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý của công ty phải vừa phù hợp với đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh vừa đáp ứng được nhu cầu về mặt nhân lực và chất lượng sản xuất kinh doanh của đơn vị

Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu công ty là Giám độc, Giám đốc công ty là người đại diện cho quyền lợi và

Giúp việc cho Giám đốc là 3 phó giám đốc: một phó giám đốc kinh doanh, một phó giám đốc kỹ thuật và một phó giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc, giám đốc công ty còn trực tiếp chỉ đạo thông qua các trưởng phòng.

Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo và giúp việc cho Ban giám đốc, đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tụ. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban được quy định như sau:

+ Văn phòng công ty:

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp giám đốc trong quản lý, chỉ đạo công tác quản trị, văn phòng, văn thư...và một số công việc khác được giao. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện.

+Phòng Kế hoạch:

Có nhiệm vụ tham mưu,đề xuất giúp Giám đốc công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác quản trị kế hoạch: kế hoạch chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn…

+ Phòng Tổ chức lao động:

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, công tác tổ chức sản xuất, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công tác lao động tiền lương...

+ Phòng Kỹ thuật:

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đóc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật ở các khâu quy hoạch, xây dựng, vận hành, sửa chữa, cải tạo lưới điện...

+Phòng Tài chính kế toán.

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kinh tế, công tác phân tích hoạt động kinh tế và nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn, công tác thống

trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn; phân tích kết quả hoạt động SXKD của Công ty. Lập đầy đủ, gửi đúng hạn các báo cáo quyết toán tài chính của khối SXKD, xây dựng cơ bản và hợp nhất toàn Công ty theo đúng quy định. Tổ chức kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị trực thuộc...

+ Phòng Vật tư:

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác mua sắm, quản lý, theo dõi, cấp phát vật tư thiết bị và một số công việc khác được giao, thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện.

+ Phòng Bảo vệ quân sự:

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác tổ chức hoạt động bảo vệ, quân sự...

+ Phòng Quản lý đầu tư xây dựng.

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác quản lý đầu tư xây dựng và một số công việc khác được giao.

+ Phòng Kinh doanh bán điện.

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác kinh doanh điện năng trong toàn Công ty theo quy định …

+ Phòng Kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu.

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị theo phân cấp của Tổng công ty ; hoạt động nghiên cứu, phát triển thị trường...

+ Phòng Thanh tra :

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân...

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác quản lý, tiếp nhận lưới điện nông thôn của Công ty ...

+ Phòng Bảo hộ lao động.

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác an toàn lao động, công tác bảo hộ lao động, phòng chống bão lụt..

+ Phòng Quản lý đấu thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác đấu thầu trong toàn Công ty...

+ Phòng Thi đua tuyên truyền.

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác thi đua tuyên truyền của Công ty …

Do tính chất đặc thù kinh doanh của ngành điện là quản lý lưới điện theo khu vực, nên Công ty đã phân cấp cho 14 Điện lực nội, ngoại thành và các xưởng, đội trực tiếp hoạt động quản lý, kinh doanh bán điện và giải quyết các sự cố trên lưới điện:

14 Điện lực bao gồm:

+ 9 Điện lực nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên.

+ 5 Điện lực ngoại thành: Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn.

Các Điện lực được phân cấp quản lý và vận hành lưới điện kinh doanh bán điện thuộc địa phận từng quận, huyện. Điện lực là nơi trực tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu xin cấp điện của khách hàng, có nhiệm vụ tổ chức quản lý tốt công tác vận hành lưới điện sửa chữa, thực hiện tốt việc cấp điện liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng.

+ Đội quản lý đường dây cao thế: giải quyết nhanh các sự cố trên lưới cao thế, tổ chức đại tu, sửa chữa lưới điện phục vụ yêu cầu sản xuất chung.

+ Đội thí nghiệm: Có chức năng thí nghiệm, chạy thử, kiểm tra tiêu chuẩn các thiết bị điện trước khi đưa vào vận hành.

+ Đội đại tu: Có nhiệm vụ quản lý, vận hành, sửa chữa, duy trì, bảo dưỡng các trạm biến áp 110KV cung cấp cho thành phố.

+ Trung tâm điều độ thông tin: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động truyền tải điện trên lưới, đảm bảo thông tin cho việc vận hành lưới điện được chính xác an toàn và hiệu quả.

+ Xí nghiệp quản lý lưới điện 110KV: quản lý và vận hành lưới điện 110KV tại các trạm đầu nguồn khu vực Hà Nội.

+ Xưởng công tơ: có nhiệm vụ sửa chữa, đảm bảo độ chính xác của công tơ điện và các thiết bị đo điện trước khi đưa vào sử dụng.

+ Ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội: là ban quản lý chuyên trách nghiên cứu và triển khai dự án cải tạo và phát triển lưới điện Hà Nội.

Ngoài ra, để đảm bảo công tác kinh doanh bán điện, cung ứng điện liên tục, xử lý kịp thời các sự cố, hàng năm Công ty còn phải cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lưới điện và phục vụ các nhu cầu sử dụng điện khác của khách hàng như: xây dựng các trạm biến thế, lắp đặt các hệ thống đường dây điện... Các hoạt động kinh doanh phụ này đều được các Điện lực, các xưởng, đội của Công ty đảm nhiệm.

Nhìn chung, Công ty đã xây dựng được một bộ máy quản lý chặt chẽ hiệu lực chỉ huy mạnh mẽ, kịp thời. Đồng thời, thủ trưởng đơn vị lại được khối lượng các phòng ban gánh vác bớt những phần việc mang tính chất chuyên môn sâu và đặc thù. Chính vì vậy, mà trong những năm qua Công ty đã bước vào kinh doanh một cách ổn định, hiệu quả góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Trang 37 - 42)