Khác biệt về tốc độ giữa WLAN và UMTS là, tốc độ truyền lớn nhất của hospots WLAN là 11-54Mbps, 384kbps là với UMTS R99 hoặc 800kbps tới 3Mbps là của HSDPA. Sự thật là, WLAN được dùng cho kết nối wireless ở văn phòng, dùng để trao đổi dữ liệu giữa những PC và Server trong LAN.
Ứng dụng khác cho kỹ thuật WLAN trong những toà nhà công cộng. Ở đây, tốc độ bị giới hạn bởi tốc độ liên kết backhaul tới internet. Vì hầu hết hotspots, DSL sử dụng backhaul, chính nó giới hạn tốc độ downlink vào khoảng 1-8Mbps. Băng rộng này phải được chia với tất cả user của hotspot. Trong thực tế, băng thông uplink thậm chí nhỏ hơn và trong hầu hết trường hợp bị giới hạn tới 256kbps tới 1Mbps. Do đó, tốc độ phát lớn nhất của WLAN không được sử dụng như trong lý thuyết. Sử dụng UMTS, tốc độ trên 384kbps tới 3Mbps với HSDPA sẵn săng với mỗi user. Node-B UMTS với 3 phân đoạncó dung lượng phát vào khoảng 12Mbps, nó có thể xử lý nhiều user hơn hotspot của WLAN với tốc độ tương ứng mỗi user. Chú ý, Node-B thường bao phủ một vùng địa lý lớn hơn nhiều so với hotspot của WLAN.
WLAN sẵn có ở những địa điểm công cộng như hotel, airport lounges, và nhà ga. Mong muốn số lượng hotspot sẽ tăng lên trong tương lai, vì phạm vi ngắn của WLAN. Mặt khác, mạng UMTS lại bao phủ những khu vực rộng như thành phố
Hình 7.2: Tốc độ dữ liệu và sự phụ thuộc của chúng vào di động
Khi mạng lõi UMTS là một sự phát triển của mạng GSM và GPRS đang tồn tại, giải pháp tính cước trên toàn thế giới vẫn đang tồn tại. Mặt khác WLAN không có giải pháp tính cước chuẩn vì nó phục vụ cho home và office. Đối với những hotspot thương mại, thì việc tính cước là nội dung cần thiết. Ví sự vắng mặt những chuẩn và số lượng rất lớn những nhà khai thác hotspot, một số giải pháp tính cước khác đang xuất hiện trên thị trường. Như thẻ , trả trực tiếp qua thẻ tín dụng, và trả qua GSM hoặc UMTS ( nếu hotspot của WLAN được khai thác bởi nhà khai thác di động của user).
Kích thước của cell cũng là khác biệt lớn giữa WLAN và UMTS. WLAN bị giới hạn tới một vài trăm mét vì công suất phát lớn nhất là 0,1W. Trong toà nhà phạm vi này giảm xuống vì những vật cản như những bức tường. Những cell của UMTS có thể phủ sóng vài km nhưng cũng có thể phủ sóng cho nhiều toà nhà hoặc floors (pico-cells)
Hệ thống điện thoại là ứng dụng quan trọng. Phần chuyển mạch kênh của mạng UMTS đã được thiết kế cho hệ thống điện thoại voice và video. Xu hướng rõ
ràng là hướng voice (và video) trên IP (VoIP). UMTS đánh địa chỉ bằng kiến trúc IMS. Những hotspot không dây sẽ lợi dụng từ xu thế này. Những khác sử dụng VoIP, cùng với notebook, cho phép người dùng làm cuộc gọi qua WLAN ở nhà, trong văn phòng, hoặc hotspot công cộng. Gần đây, những thiết bị như nhà thông tin Nokia đã giới thiệu kết nối WLAN thêm vào truy cập GSM và UMTS. Để chắc chắn chất lượng dịch vụ tốt đối với ứng dụng điện thoại trong những hotspot được tải, thêm DCF vào điểm truy cập để chắc chắn băng rộng và thời gian trễ không đổi cho cuộc gọi. Giải pháp cho vấn đề này đã được chuẩn hoá cụ thể trong 802.11e. Chú ý, những hotspot công cộng kết nối internet qua đường dây DSL với băng thông uplink có giới hạn chỉ vài trăm kbps. Do đó, chỉ có 2 hoặc 3 cuộc gọi đồng thời xảy ra. Vì lý do này, điện thoại trên những hotspot WLAN công cộng sẽ chỉ bổ sung dung lượng cuộc gọi voice của mạng GSM và UMTS. Những chuẩn R6 miêu tả làm sao IMS có thể được mở rộng tới WLAN công cộng.
Hình 7.3 : Kiến trúc nối liền giữa WLAN IEEE 802.11 và UMTS
Hình 7.4 chỉ ra 5 điểm nối liền giữa WLAN và UMTS. Kiến trúc nối liền này bao gồm những thay đổi nhỏ tới nhiều chuẩn và nhiều kỹ thuật đang tồn tại và đặc biệt cho lớp MAC và vật lý. Hai nối liền đầu tiên luôn luôn có sự tương tác giữa điểm truy cập (AP) WLAN và phần chuyển mạch gói của mạng lõi UMTS. Nối liền này là có thể thông qua phần tử 3G-SGSN và GGSN. Trong 2 trường hợp mạng
WLAN xuất hiện như là một cell của UMTS hoặc vùng định tuyến (RA). Mạng UMTS sẽ là mạng Master(chủ) và mạng WLAN IEEE 802.11 sẽ là mạng slave (tớ). Điều này có nghĩa là việc quản lý di dộng và bảo mật sẽ được xử lý bởi mạng UMTS. Điều này yêu cầu những card PCMCIA dual-mode để truy cập tới 2 lớp vật lý khác nhau. Thêm vào đó, tất cả lưu lượng sẽ đến 3G-SGSN của UMTS đầu tiên hoặc 3G-GGSN trước khi trạm tới những đich cuối cùng của nó, dù là đích cuối cùng ở trong mạng WLAN.
Hình 7.4: Quan hệ nối liền giữa IEEE 802.11 WLAN AP và 3G-SGSN thông qua IWU (IWU cạnh tranh với bộđiều khiển RNC)
Trong nối liền thứ 3 điểm truy cập ảo (VAP) trái ngược những vai trò của UMTS và WLAN như trong 2 kiến trúc nối liền đầu tiên. Ở đây, WLAN IEEE 802.11 là mạng Master(chủ) và UMTS là mạng Slave (tớ). Việc quản lý di động là tuỳ theo WLAN, và IAPP ( là Inter-Access Point Protocol) là giao thức thực hiện quản lý này
Kiến trúc nối liền thứ 4 cổng di động/ proxy di động (MG) được sử dung giữa UMTS và WLAN 802.11. Ở đây, chúng là 2 mạng peer-to-peer. MG là proxy được triển khai một là trên UMTS hoặc WLAN và sẽ xử lý di động và định tuyến. Kiến trúc nối liền thứ 5 là dựa vào giao thức Mobile IP. Điều được gọi là “no-coupling” và cả 2 mạng là những peers. Mobile IP xử lý quản lý di động. Phần
tử A HA/FA được gồm với kiến trúc này, cái mà làm lớp IP của những thông báo tác nhân của tác nhân di động (HA/FA) và thực hiện sự cập nhật ràng buộc