Tình hình tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiến trình nâng cấp mạng thông tin di động GSM và giao thức (Trang 111 - 113)

Ngành viễn thông Việt Nam hiện nay đã và đang tiến bước trên cả 3 con đường GSM, CDMA, WiMAX. Trong thời gian tới, ngoài việc phụ thuộc vào tính khả thi của các công nghệ 3,5G, tiền-4G của các tổ chức thế giới, vấn đề tiếp theo của các nhà khai thác hiện nay là dải tần số.

Hình 11.1: Xu hướng phát triển các chuẩn viễn thông

Muốn nâng cấp lên thế hệ mới cao hơn, tất cả các nhà khai thác đều cần bằng tần mới để triển khai (Các công nghệ 3,5G như HSDPA, EV-DO Rev.B đều cần băng thông từ 5 MHz đến 20 MHz, trong khi băng thông các doanh nghiệp được cấp hiện tại thông thường chỉ 8 MHz). Đầu năm 2008 Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thi tuyển dải tần (1,9 - 2,1)Ghz của 3G và chỉ cấp 4 giấy phép cho 4 nhà viễn thông. Tham ra thi tuyển có 7 nhà viễn thông (MobiFone, Vinaphone, Viettel, S-Fone (SPT), EVN Telecom (E-Mobile), Hanoi Telecom (HT-Mobile) và cả GTEL (thuộc bộ công an)), 3 nhà cung cấp GSM là Viettel, MobiFone, Vinaphone với thị phần lớn, thuận lợi về cải tiến công nghệ do đó 3 giấy phép 3G khó tuột khỏi tay họ, giấy phép cuối dành cho một trong 4 nhà cung cấp còn lại. 3 nhà cung cấp còn lại không có giấy phép sẽ đối mặt với khó khăn về tăng số lượng thuê báo, tương lai sẽ xát nhập với các nhà viễn thông 3G

Như vậy, đề bài mà Bộ Thông tin & Truyền thông đưa ra để thi tuyển nên hướng đến những tiêu chí như kinh nghiệm khai thác, năng lực tài chính, số lượng khách hàng, kênh phân phối và đội ngũ nhân lực tốt để những nhà khai thác này có

thể sớm triển khai cung cấp dịch vụ ngay sau khi nhận được giấy phép. Trên thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp lấy giấy phép như "vật trang sức" đánh bóng thương hiệu doanh nghiệp gây lãng phí tài nguyên tần số quốc gia.

Nếu được cấp phép 3G, Nhiều dịch vụ tiện ích sẽ được triển khai ngay lập tức như xem phim, nghe nhạc trực tuyến, Internet qua mobile, thương mại điện tử… để kích cầu khách hàng sử dụng các dịch vụ dữ liệu nhiều hơn. Đây cũng sẽ là chiến lược phát triển của nhà khai thác trong tương lai để tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường thông tin di động Việt Nam.

Việt Nam hiện là thị trường viễn thông phát triển nhanh thứ 2 khu vực ASEAN với khoảng trên 40 triệu người sử dụng điện thoại và 17% dân số sử dụng Internet. Theo kháo sát của Công ty nghiên cứu thị trường GFK Việt Nam, doanh số của thị trường viễn thông - công nghệ thông tin và điện tử Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,5 tỷ USD trong năm nay và từ 6 đến 7 tỷ USD vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiến trình nâng cấp mạng thông tin di động GSM và giao thức (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)