Hình 2.5 minh hoạ khuôn dạng gói dữ liệu FHSS 802.11. Khi so sánh các khuôn dạng gói tin PLCP DSSS và FHSS, có thể thấy rằng FHSS yêu cầu số bit ít hơn để đồng bộ hoá. Tuy nhiên, độ dài lớn nhất của MPDU đối với FHSS ngắn hơn so với DSSS.
Tốc độ dữ liệu cơ sở 1 Mbps sử dụng phương pháp điều chế khoá dịch tần số Gausse (GFSK) 2 mức trong đó mỗi bit dữ liệu được biến đổi vào 1 trong 2 tần số. Tốc độ nâng cao 2 Mbps sử dụng điều chế GFSK 4 mức. Trong trường hợp này, 2 bit dữ liệu được biến đổi vào 1 trong 4 tần số. Sau đó số liệu đã lọc được điều chế sử dụng độ lệch tần số tiêu chuẩn. Giá trị BT=0,5 được chọn trên cơ sở 2 yếu tố đó là yêu cầu sử dụng băng thông hiệu quả và khả năng tránh được nhiễu chồng lấn ký hiệu. Các giá trị lớn của BT sẽ dẫn đến xuyên nhiễu chồng lấn ký hiệu mức thấp trong khi yêu cầu chi phí cho độ rộng băng thông cao. Cả GFSK 2 mức và GFSK 4 mức đều có chung độ lệch tần số sóng mang trung bình bình phương. Trước hết số liệu nhị phân được lọc trong dải băng gốc sử dụng bộ lọc Gausse thông thấp (độ rộng băng 500 KHz) với tích số băng thông-thời gian BT=0,5. Bảng 2.3 biểu diễn các độ lệch tần số sóng mang cho các sơ đồ điếu chế GFSK 2 mức và GFSK 4 mức.
Đơn vị dữ liệu giao thức PLCP (PPDU)
Truyền dẫn 1 Mbps Truyền dẫn 1 hoặc 2 Mbps
Tiền tố FHSS PLCP (12 octet)
Tiêu đề FHSS PLCP
(4 octet) MPDU (từ 1 đến 4095 octet)
Đồng bộ (80 bit) Phân định khung bắt đầu (16 bit) Độ dài MPDU (12 bit) Kiểm tra lỗi tiêu đề (16 bit) Tốc độ tín hiệu dữ liệu (4 bit) Hình 2.5: Khuôn dạng gói PLCP FHSS
Mỗi kênh tần số trong một mẫu nhảy tần chiếm giữ băng thông rộng khoảng 1 MHz và phải thực hiện nhảy tần ở tốc độ tối thiểu quy định bởi các cơ quan chuyên trách. Chẳng hạn, ở Mỹ tốc độ nhảy tối thiểu là 2,5 bước nhảy/s (tương ứng với thời gian cư trú lớn nhất là 400 ms). Thời gian cư trú có thể được điều chỉnh thông qua các điểm truy nhập cho phù hợp với các điều kiện truyền sóng nhất định. Khi được thiết lập, thời gian cư trú giữ nguyên không đổi. Nút di động thu thập thông tin về thời gian nhảy tần khi nó đến kết hợp với điểm truy nhập. Điều này cho phép nút di động đảm bảo đồng bộ với điểm truy nhập trong khi thực hiện nhảy tần giữa các kênh tần số. Các mẫu nhảy tần đặc tả trong chuẩn 802.11 tối thiểu hoá xác suất BSS hoạt động ở cùng một kênh tần số tại cùng một thời điểm với một BSS khác. Tính trung bình, các chuỗi của cùng một tập xung đột với nhau 3 lần (trong trường hợp xấu nhất có tới 5 lần xảy ra xung đột) trong một chu kỳ của mẫu nhảy tần. Ngoài ra, các mẫu nhảy tần được thiết kế để đảm bảo sự tách biệt là nhỏ nhất trong các kênh tần số giữa các mẫu nhảy kề nhau. Sự tách biệt gây ra một vài mức phân tập chống lại hiệu ứng fading đa đường lựa chọn tần số. Khoảng cách nhảy nhỏ nhất là 6 MHz ở Mỹ và Châu Âu (bao gồm Tây Ban Nha và Pháp) và là 5 MHz ở Nhật Bản.
MPDU được trộn và định dạng nhằm làm hạn chế các thay đổi về độ lệch dòng điện một chiều. Quá trình tăng cấp (ramp-up) và giảm cấp (ramp-down) công suất máy phát làm giảm những thay đổi trong các kênh tần số lân cận ở các điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi gói. Có thể cần đến 8µs để làm cho công suất tín hiệu tăng đến mức mong
muốn. Ở đây có chú ý rằng đối với truyền dẫn DSSS cần ít thời gian hơn (2µs) để làm
tăng công suất tới mức mong muốn do công suất phát thấp hơn.