Các tham số khác

Một phần của tài liệu Mô hình phủ sóng giao thoa (Trang 37 - 39)

Độ rộng búp sóng nửa công suất: đây là góc mở mà tại đó công suất bức

Hệ số front-to-back (hệ số búp sóng chính/búp sóng phụ) và mức búp sóng phụ dùng để đo mức năng lượng bức xạ ra ngoài phạm vi của búp sóng chính. Đối với anten phát, các búp sóng phụ gây ra nhiễu cho các anten thu gần đó. Đối với anten thu, các anten phát quanh đó có thể gây nhiễu cho nó.

Trong trường hợp anten định hướng, hầu hết các nhà sản xuất muốn đáp ứng hoặc vượt qua các chỉ tiêu kỹ thuật tiêu chuẩn. Thực tế, có một số tham số mà chúng ta rất khó có thể đo kiểm được, cũng như hoạt động thực tế của anten cũng luôn thay đổị Nói chung, với một anten định hướng có hệ số tăng ích cao thì sẽ có hệ số front-to-back tốt hơn anten có hệ số tăng ích thấp.

Băng thông: băng thông của anten đơn giản là phạm vi tần số mà anten

làm việc.

Phân cực: Phân cực miêu tả sự định hướng của vectơ trường điện từ. Tất cả các bức xạ trường điện từ được xem như bị phân cực hình elip. Nó có các trường hợp cụ thể như sau: phân cực tuyến tính, tròn và elíp.

Điểm quan trọng ở đây là công suất cực đại truyền giữa anten thu và phát chỉ diễn ra nếu các anten có cùng định hướng về không gian và phân cực.

Hình 2.9 Sự phân cực.

Công suất tối đa: Hoạt động của anten tại mức công suất mà vượt quá giới hạn thiết kế của anten có thể làm tăng hệ số VSWR, dẫn tới gây lỗị

Tản nhiệt: Vấn đề tản nhiệt rất quan trọng trong thiết kế của anten vì

mềm đường kính lõi nhỏ có thể sinh ra nhiệt nếu chúng mang tín hiệu công suất lớn.

Khả năng chịu lực kéo của gió: Khi anten sử dụng tấm phản xạ kích

thước lớn sẽ làm tăng hệ số front-to-back, tuy nhiên, nó cũng làm tăng sức cản của gió. Do vậy, thiết kế cơ khí và quá trình lắp đặt anten cần được đặc biệt chú ý.

Một phần của tài liệu Mô hình phủ sóng giao thoa (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)