Tình hình thử nghiệm, thương mại hóa WiMAX trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Công nghệ Wimax nghiên cứu và xây dựng mô hình mẫu triển khai cho vùng địa hình đặc thù Việt Nam (Trang 27 - 29)

thế gii và ti Vit Nam

1.4.1 Thử nghiệm và thương mại hóa WiMAX trên thế giới

Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2007, trên thế giới đã có hơn 300 thử nghiệm WiMAX và hơn 95 hệ thống WiMAX thương mại.

Hình vẽ 1.3 dưới đây thể hiện các hệ thống WiMAX đã được phát triển trên thế giới (nguồn: Tập đoàn Intel):

Hình 1.3: Tổng quan về tình hình triển khai WiMAX trên thế giới.

Trong hình vẽ trên, tần số được thử nghiệm được thể hiện bằng màu sắc như

trong hình 1.4 sau:

Trong ba dải tần sốđược sử dụng để thử nghiệm và xây dựng hệ thống thương mại tính đến tháng 09 năm 2007, chúng ta có thể thấy:

- Tần số 3.3-3.8 Ghz được sử dụng nhiều nhất. Tần số này được sử dụng nhiều

ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ.

- Tần số 2.3 – 2.7 Ghz được sử dụng nhiều ở Mỹ, Nhật và một số nước ở Đông Nam Á.

- Tần số 5.0-6.0 Ghz, là tần số không cần cấp phép, tương tự như dải tần số

2.4Ghz của WiFi, được sử dụng ở một số nơi, nhiều nhất là ở Nga.

Tháng 09 năm 2007 các hãng Acer, Lenovo, Asus, Matsushita công bố kế

hoạch bán máy tính xách tay gắn chip WiMAX Centrino của Intel hỗ trợ chuẩn kết nối Internet không dây diện rộng WiMAX mang tên Montevina vào năm 2008. Các máy tính xách tay này sẽđược tích hợp chip tích hợp cả WiFi và WiMAX, tạo điều kiện cho người dùng đầu cuối có thể dễ dàng lựa chọn kết nối với một trong hai công nghệ trên.

Mỹ, Hàn Quốc và Nhật là những nước đi tiên phong trong việc ứng dụng WiMAX vào thương mại hóa. Các nước này cam kết bằng công nghệ WiMAX, họ

sẽ mang băng thông rộng không dây tới mọi miền của tổ quốc, từ thành phố cho tới những khu vực xa xôi hẻo lãnh, các hải đảo xa xôi.

Hiện tại ở mỗi nước đều đã quyết định đầu tư nhiều tỷ đô la cho nhiều dự án thương mại hóa Mobile WiMAX, tiêu biểu như:

- Mỹ: Hãng điện thoại Sprint đã đầu tư 5 tỷ USD để triển khai WiMax tại 30 thành phố và dự kiến 100 triệu dân sẽđăng ký thuê bao dịch vụ.

- Nhật Bản: Ngày 18 tháng 9 năm 2007, Tập đoàn KDDI, Tập đoàn Intel, Công ty đường sắt Đông Nhật Bản, Tập đoàn Kyocera, công ty Daiwa Securities Group Inc, và Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ tuyên bố cùng

đầu tư vào một liên doanh có tên là Wireless Broadband Planning K.K.(WBPK). WBPK dự kiến trở thành một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển và triển khai các dịch vụ mới dựa trên công nghệ WiMAX di động, đồng thời dự định sẽ cung cấp các dịch vụ này trên toàn cầu thông qua các thỏa thuận chuyển vùng quốc tế.

- Hàn Quốc: SK telecom và Korean telecom là hai hãng đi đầu ứng dụng WiMAX vào thương mại hóa. Từ năm 2006, Hàn quốc đã sử dụng WiBro

một biến thể của WiMAX để cung cấp dịch vụ truy nhập băng thông rộng không dây.

Một phần của tài liệu Công nghệ Wimax nghiên cứu và xây dựng mô hình mẫu triển khai cho vùng địa hình đặc thù Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)