Hình vẽ 3.21 mô tả sơđồ kết nối của mạng WiMAX:
Trong mô hình tổ chức logic như hình vẽ trên chúng ta có thể chia mạng WiMAX thành 3 phân khúc kết nối:
- Phân khúc kết nối với khách hàng (Access): Các trạm gốc BS phát sóng WiMAX tới các thuê bao khách hàng SS. Phần này đã nghiên cứu kỹ.
- Phân khúc kết nối từ BS về Bộ tập trung (backhaul): Kết nối các trạm gốc WiMAX về bộ tập trung tại bưu điện trung tâm của các tỉnh.
- Phân khúc kết nối từ bộ tập trung về hệ thống Server (backbone): Kết nối tín hiệu từ các bộ tập trung về trung tâm quản lý. Kết nối này dựa trên hạ tầng mạng hiện có của VNPT. Hiện nay, VNPT đã có mạng cáp quang với tốc độ
lên tới nhiều Gbps kết nối các bưu điện tỉnh với nhau, giữa bưu điện tỉnh với trung tâm vùng đặt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Các trung tâm miền này lại nối với nhau thông qua hệ thống đường trục quốc gia lên tới hàng chục Gbps. Hạ tầng cáp quang này đủ lớn để có thể chạy thêm dịch vụ WiMAX, kết nối các trạm BS về trung tâm quản lý và không có gì
đặc biệt.
Điều chúng ta quan tâm nhất trong phần này đó là kết nối backhaul. Như đã chỉ ra trong hình vẽ trên, tùy thuộc vào điều kiện cơ sở hạ tầng nơi đặt BS mà chúng ta sẽ lựa chọn một trong 4 phương thức kết nối Backhaul khác nhau:
- Kết nối backhaul bằng mạng cáp: Khi mà điểm đặt BS có sẵn mạng cáp quang kéo từ bưu điện trung tâm tới chân BS hoặc khoảng cách từ BS tới bưu điện trung tâm ngắn, chi phí kéo cáp là không cao. Với băng thông yêu cầu lớn, mạng cáp được khuyến nghị sử dụng là cáp quang.
- Kết nối backhaul bằng Viba: Nếu BS được lắp ngay tại điểm cao của trạm Viba thì đây là lựa chọn tối ưu, hoặc là BS đặt ở một vùng sâu vùng xa mà gần đó có trạm vi ba, và việc dựng thêm trạm vi ba để kết nối backaul cho WiMAX là không lớn.
- Kết nối backhaul bằng chính WiMAX: Công nghệ WiMAX cố định có thể được khuyến nghị để dùng làm backhaul cho các trạm gốc của Mobile WiMAX. Khi đó hai kết nối WiMAX backhaul và access phải chạy trên các tần số khác nhau.
- Kết nối backhaul bằng Vệ tinh: Đây là lựa chọn tối ưu và gần như là duy nhất cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo... những nơi mà việc triển khai backhaul bằng ba phương pháp trên là không thể thực hiện, hoặc có thể thực hiện nhưng với chi phí vô cùng lớn để triển khai, vận hành và bảo dưỡng.
3.4 Kết luận
Chương 3 của luận văn đã đề cập các mô hình ứng dụng WiMAX cho các yêu cầu truy cập cốđịnh cũng như di động.
Với yêu cầu truy cập di động, chuẩn được sử dụng là chuẩn Mobile WiMAX 802.16e.
Với yêu cầu truy cập cố định, chúng ta có thể lựa chọn một trong hai chuẩn Fixed WiMAX 802.16d với các thiết bị đã sẵn sàng trên thị trường, hoặc là chuẩn Mobile WiMAX 802.16e, với các thiết bị đang ở dạng sản xuất thử nghiệm, chuẩn bị đưa vào thương mại hóa. Với ứng dụng truy cập cố định, mỗi loại chuẩn trong hai lựa chọn đều có lợi thế riêng, và với ứng dụng này người dùng đầu cuối không cần thiết phải quan tâm xem là đang sử dụng chuẩn nào, với họ chỉ cần biết là đang dùng dịch vụ truy cập Internet không dây, băng rộng bằng công nghệ WiMAX.
Chương 3 cũng đã trình bày các vấn đề kỹ thuật cơ bản nhất cần phải quan tâm khi chúng ta thiết kế và triển khai mạng WiMAX vào thực tế.
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH MẪU ỨNG DỤNG WiMAX CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET VÀ THOẠI CHO KHU VỰC ĐỊA HÌNH ĐẶC THÙ TẠI VIỆT NAM
Chương 4 sẽ trình bày một nghiên cứu điển hình của việc ứng dụng WiMAX
để cung cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao và điện thoại VoIP với giá rẻ tới người dùng ở vùng sâu vùng xa.
Vượt ra ngoài phạm vi công nghệ, nghiên cứu điển hình này đi sâu phân tích tính khả thi của giải pháp sử dụng WiMAX để mang băng thông rộng về vùng nông thôn với nhiều khía cạnh được đề cập: công nghệ, hiệu quả kinh tế - xã hội, giáo dục, nâng cao dân trí cho những người dân nông thôn, xa xôi hẻo lánh. Nghiên cứu này hướng tới việc cung cấp một giải pháp công nghệ có thể thu hẹp khoảng cách về mọi mặt đời sống của người dân nông thôn với thành thị khi cùng được sử dụng chung kho tài nguyên tri thức khổng lồ từ Internet mang lại.