Cấp phát và yêu cầu băng thông

Một phần của tài liệu Bảo mật và kết nối di động của WiMax (Trang 53 - 55)

Yêu cầu đưa ra một cơ chế cho phép SS chỉ ra cho các BS rằng chúng cần thêm băng thông ở hướng lên. Yêu cầu này có thể được tạo ra độc lập hay l;à thông điệp Piggybacked Request Bởi vì các burst profile có thể thay đổi động, tất cả các yêu cầu xin băng thông sẽ được tạo nên bởi số lượng byte cần thiết được mang trong phần header hay trong phần tải tin nhưngkhông có trong phần mào đầu lớp vật lý. Yêu cầu băng thông chỉ được truyền đi trong khoảng thời gian sau:

+ Request IE

+ Bất kỳ Data Grant Burst Type IE

Yêu cầu băng thông có thể là xin thêm băng thông hay giảm bớt băng thông. Khi BS nhận được yêu cầu xin thêm băng thông. Nó sẽ thêm một lượng

băng thông nhất định cho kết nối đang cần. Khi BS nhận được yêu cầu cắt bớt băng thông nó sẽ thay thế lượng băng thông hiện tại bằng lượng băng thông cần thiết.

Trong phần mào đầu yêu cầu băng thông sẽ có một trường type chỉ ra loại yêu cầu băng thông. Tuy nhiên yêu cầu băng thông Piggybacked không có trường này nên yêu cầu băng thông Pggybacked luôn dùng để xin thêm băng thông. Bản chất tự sửa lỗi của giao thức yêu cầu /cấp phép yêu cầu các SS phải sử dụng yêu cầu giảm bớt băng thông theo chu kỳ. Khoảng chu kỳ này là một chức năng của dịch vụ QoS của các dịch vụ và chất lượng tuyến truyền dẫn. Yêu cầu băng thông sẽ được truyền trong các Request IE quảng bá hay multicast.

Lớp MAC chuẩn 802.16 cung cấp hai phân lớp SS, phân biệt với nhau bởi khả năng cấp phép băng thông cho từng kết nối (grant per connection GPC)

hay cho toàn bộ SS (grant per SS GPSS). Cả hai yêu cầu băng thông phân lớp

SS trên từng kết nối cho phép thuật toán lập lịch trình hướng lên quan tâm thỏa đáng đến QoS khi định ra băng thông.

Với sự cấp phép trên từng kết nối của lớp SS, băng thông được cấp cho

từng kết nối riêng của SS và SS chỉ được sử dụng cho kết nối đó. RLC và các giao thức quản lý khác sẽ sử dụng băng thông dành riêng cho kết nối quản lý.

Với việc cấp phép cho từng SS, các SS khác nhau có thể sử dụng băng thông thống nhất chung trong mỗi sự cấp phép. Các GPSS SS cần phải thông minh hơn trong việc xử lý QoS, nó phải biết sử lý băng thông trên từng kết nối. Ví dụ nếu trạng tháI QoS của nột kết nối nào đó thay đổi tính từ lần xin cấp phép cuối cùng nó sẽ sử dụng nhiều băng thông cho những dữ liệu yêu cầu QoS cao hơn bằng cách lấy thêm băng thông của những kết nối có QoS thấp hơn. Cấp phép băng thông cho từng SS (GPSS) chỉ sử dụng cho lớp vật lý 10- 66 GHz.

Với cả hai phương pháp cấp băng thông này lớp MAC đều sử dụng giao thức self-correcting chứ không dùng giao thức báo nhận ACK, nên chỉ cần sử dụng băng thông ít hơn. Hơn nữa giao thức báo nhận ACK cần quan tâm đến thời gian, độ trễ. Tuy nhiên phương pháp self- correcting có nhược điểm là có thể xảy ra trường hợp băng thông sẽ không được cấp theo yêu cầu khi có một số lỗi sau:

+ BS không nhận được yêu cầu do lỗi lớp vật lý không thể sửa được hoặc do xung đột trong quá trình cạnh tranh.

+ SS không thấy được cấp phép do lỗi vật lý không phát hiện ra. + BS không có đủ băng thông sẵn sàng.

Để đạt được hiệu suất băng thông cao nhất, BS không chỉ có thể cấp băng thông cho SS mà cũng có thể thu hồi băng thông mà SS không sử dụng. SS sẽ luôn thông tin cho BS tổng số băng thông hiện đang sử dụng cho mỗi kết nối, nhờ đó BS sẽ có thể cấp phép lại băng thông cho SS nếu SS không tận dụng hết băng thông hiện có.

Đối với các tuyến E1/T1 SS không cần yêu cầu băng thông, băng thông sẽ được cấp cho SS một cách tự nguyện.

Một phần của tài liệu Bảo mật và kết nối di động của WiMax (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)