Lò tái sinh và khối tận dụng nhiệt của khói lò

Một phần của tài liệu quá trình cracking xúctac (Trang 38)

- Qua các bước cải tiến liên tục, hiên nay công nghệ FCC của UOP cũng áp dụng cracking nhằm chuyển hóa cặn dầu nặng Qúa trình của UOP đựơc công ty

b Lò tái sinh và khối tận dụng nhiệt của khói lò

- xúc tác có chứa cốc ( cốc bám trên xúc tác) 8 được chuyển qua van diều khiển và chống chế bởi bộ kiểm tra mức xúc tác trong lò phản ứng, sau đó đi vào lò tái sinh (hình 6 – 22). Xúc tác vào lò tái sinh theo hương tiếp tuyến với thành lò. Mục đích chính của tái sinh là đốt cháy cốc bám trên xúc tác đã làm việc bằng oxy của không khí, khi đó tạo thành CO, CO2 , hơi nước, nhờ vậy mà trả lại bề mặt hoạt tính cho xúc tác. Sau khi nén, không khí để đốt được cho vào lò tái sinh, qua lưới phân phối để trộn có hiệu quả không khí và xúc tác. Sự cháy cũng xảy ra trong lớp sôi và để đạt được điều đó, tốc độ của không khí phải đạt lớn hơn 1m/s. Xúc tác đã tái sinh đươc chuyển vào ống đứng sau khi đã được thổi sạch khí qua một van lá mà sự hoạt động của van này được khống chế, điều khiển tự đọng nhờ bộ phận điều chỉnh nhiệt độ của reactor, rồi sau đó xúc tác được trộn với nguyên liệu cracking và hoàn thành một chu trình. Đồng thời người ta tháo xúc tác bẩn đã già hóa ra, bổ xung xúc tác mới để đảm bảo độ hoạt tính ổn định của xúc tác theo thời gian làm việc.

- khí của quá trình cháy cốc và các hạt xúc tác chuyển động từ “ pha đặc ’’ vào “ pha loãng ” ở đỉnh lò tái sinh, qua hai cấp xyclon để giữ lại các hạt xúc tác và tách khí. Sau đó, khí khói được qua buồng lắng để tách tiếp bụi xúc tác, rồi qua bộ phận dụng nhiệt 12, tiếp theo khí khói được làm sạch bụi xúc tác bằng lọc điện rồi đi ra ngoài theo ống khói. Hình 6 – 22 mô tả đầy đủ các chi tiết quan trọng của thiết bị lò tái sinh.

Một phần của tài liệu quá trình cracking xúctac (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w