Bộ phận reactor ống đứng

Một phần của tài liệu quá trình cracking xúctac (Trang 35 - 38)

- Qua các bước cải tiến liên tục, hiên nay công nghệ FCC của UOP cũng áp dụng cracking nhằm chuyển hóa cặn dầu nặng Qúa trình của UOP đựơc công ty

a. bộ phận reactor ống đứng

- Nguyên liệu mới từ bể chứa nguyên liệu 1 được cho qua thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, nguyên liệu mới có thể được trộn với phần tuần hoàn (HCO) 3 và cặn đáy 3, sau đó cho qua lò đốt nóng nguyên liệu cracking. Nguyên liệu cracking 5 được tiếp xúc với xúc tác nóng đã tái sinh 6 ở đáy của ống đứng,khi đó nguyên liệu bay hơi cùng với hốn hợp của hơi nóng và xúc tác được đi lên phía trên đỉnh của ống đứng, đồng thời xảy ra các phản ứng cracking xúc tác. Hầu hết nguyên liệu đều tham gia phả ứng và chuyển hóa trong ống đứng , còn reactor được dùng như một thiết bị tách xúc tác và hơi hydrocacbon. Một bộ phận được thiết kế đặc biệt, bố trí gần van chặn, dùng hơi nước để thổi xúc tác

vào dầu, làm như vậy sẽ hạn chế đến mức tối đa hiejn tượng trộn quay trở lại của xúc tác và hơi khí đã làm việc.

- Vùng ống đứng và bộ phận tách hơi của reactor được thiết kế cho quá trình FCC với thời gian tiếp xúc ngắn giữa xúc tác và dầu được trình bày chi tiết trên hình 6 – 21. Sau khi tách khỏi xúc tác, hơi sản phẩm nóng 7 được chuyển tới cột phân đoạn, xúc tác đã làm việu 8 được cho qua vùng tách hơi (còn gọi là bộ phận rửa xúc tác) bằng cách thổi hơi nước vào. Bộ phận rửa không chỉ làm nhiệm vụ đuổi hết hydrocacbon hấp phụ trên xúc tác mà còn làm tơi các hạt xúc tác để chúng không dính vào nhau trước khi sang lò tái sinh. Cần điều chỉnh tốc độ hơi thích hợp cho nhiệm vụ này. Cần thiết phải kiểm tra chặt chẽ thời gian lưu của xúc tác trong bộ phận rửa để tránh phải dùng quá nhiều khong khí trong lò tái sinh. Áp suất reactor được khống chế bằng bộ phận điều chỉnh áp suất của cột phân đoạn.

Một phần của tài liệu quá trình cracking xúctac (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w