- Kế toán các khoản thanh toán với người bán.
2/ Thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công tyCổ phần sản xuất và thương mại Việt hưng phát.
2.1.1 Đặc điểm của nghiệp vụ nguyên vật liệu.
Nếu như trong doanh nghiệp thương mại, đầu vào của quá trình kinh doanh là hàng hóa mua để phục vụ bán ra thì trong doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chính là đầu vào của quá trình sản xuất. Do đó mua nguyên vật liệu cũng là một phần của nghiệp vụ mua hàng.
Mua nguyên vật liệu thực chất là quá trình tài sản của doanh nghiệp sản xuất được chuyển từ hình thái tiền tệ sang nguyên vật liệu dự trữ cho đầu vào của sản xuất thông qua quan hệ thanh toán với người bán. Thông qua quan hệ thanh toán này doanh nghiệp sản xuất sẽ nắm được quyền sở hữu về nguyên vật liệu và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có nghĩa vụ thanh toán cho người cung cấp. Có thể nói công tác thu mua nguyên vật liệu là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất. Công tác thu mua nguyên vật liệu nếu thực hiện tốt sẽ là tiền đề cho cả quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi và ngược lại.
Các doanh nghiệp sản xuất có thể mua nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau như mua từ các doanh nghiệp thương mại, từ các doanh nghiệp sản xuất khác, những hộ gia đình, cá nhân hoặc mua từ nước ngoài thông qua hoạt động nhập khẩu. Hiện nay, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn hàng trong phạm vi sản xuất kinh doanh của mình, do đó các doanh nghiệp sản xuất có thể tự lựa chọn nguồn cung cấp có khả năng cung ứng, có giá mua hợp lý với tình hình sản xuất của doanh nghiệp vừa giữ được chất lượng của sản phẩm, mà vẫn hạ thấp giá thành.
Các doanh nghiệp sản xuất cũng có thể mua nguyên vật liệu theo các phương thức: mua hàng trực tiếp, mua hàng theo phương thức chuyển hàng.
- Theo phương thức mua hàng trực tiếp: doanh nghiệp cử cán bộ thu mua đến kho hoặc nơi chứa hàng của nhà cung cấp để trực tiếp đàm phán, kiểm nhận mua hàng, thanh toán tiền hàng hoặc ký nhận nợ. Sau khi quá trình mua hàng kết thúc cán bộ thu mua có trách nhiệm vận chuyển số hàng đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp về kho hoặc về một địa điểm yêu cầu.
- Theo phương thức chuyển hàng: theo phương thức này căn cứ vào hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký kết nhà cung cấp chuyển hàng đến cho doanh nghiệp theo đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã, qui cách đã được qui định trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký kết. Chỉ khi doanh nghiệp nhận đủ hàng thanh toán tiền hoặc ký nhận nợ thì hàng mới được coi là hàng mua.
* .Phạm vi, thời điểm ghi chép
Vì mua nguyên vật liệu cũng là một phần của nghiệp vụ mua hàng nên phạm vi, thời điểm ghi chép nguyên vật liệu mua về được xác định giống như phạm vi, thời điểm ghi chép hàng mua.
+ Phạm vi: Hàng hóa được coi là hàng mua khi thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
- Phải thông qua một phương thức mua - bán - thanh toán tiền hàng nhất định.
- Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền hay một loại hàng hóa khác.
- Hàng mua vào nhằm mục đích để sản xuất hoặc gia công để bán.
+ Thời điểm xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành là khi:
- Đơn vị đã nhận được hàng hóa từ nhà cung cấp.
- Đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp hoặc chấp nhận thanh toán.
Tuy nhiên tùy thuộc vào từng phương thức mua hàng mà thời điểm xác định hàng mua là có khác nhau.
+ Theo phương thức mua hàng trực tiếp thời điểm xác định hàng mua là khi đã hoàn thành thủ tục chứng từ giao nhận hàng, doanh nghiệp đã thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán với người bán.
+ Theo phương thức chuyển hàng hàng hóa được xác định là hàng mua khi bên mua đã nhận được hàng (do bên bán chuyển đến), đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán với người bán