Đánh giá sự phát triển của các chủng nấm Hương trong môi trường lỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh sự phát triển sinh khối và hàm lượng β-glucan ở một số chủng nấm Hương nuôi cấy trong môi trường lỏng (Trang 40 - 52)

lỏng PDR

Từ mục 4.1 chủng nấm Hương Ld có đường kính hệ sợi nấm lớn nhất trên môi trường rắn và để có kết luận có nên chọn chủng giống Ld sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi cần nghiên cứu sự phát triển của cả 3 chủng giống trong môi trường nuôi cấy lỏng.

Kết quả xác định hàm lượng sinh khối sợi khô nấm khô của 3 chủng nấm Hương Ld, Lg, Lc nuôi cấy sau thời gian 22 ngày, trong môi trường lỏng PDR ở

cùng điều kiện nhiệt độ, pH môi trường là 4,5, tốc độ lắc 120 vòng/phút (8giờ/ngày) lần lượt là 5,36, 4,24, 3,57 mg/ml.

Bảng 4.2. Khối lượng sinh khối sợi nấm khô của các chủng nấm Hương nuôi cấy trong môi trường lỏng PDR sau 22 ngày

Chủng giống nấm Hương Khối lượng sinh khối sợi nấm khô (mg/ml)

Ld 5,36 ± 0,04

Lg 4,24 ± 0,04

Lc 3,57 ± 0,02

Chủng nấm Hương Ld có khối lượng sinh khối khô lớn nhất, chủng nấm Hương Lc có khối lượng sinh khối khô nhỏ nhất sau 22 ngày nuôi cấy.

Trên môi trường rắn PDA chủng nấm Hương Ld cho đường kính phát triển lớn nhất đồng thời trên môi trường lỏng PDR chủng Ld cho sinh khối sợi khô lớn nhất, cho thấy chủng Ld phát triển tốt nhất trên cả 2 môi trường rắn và lỏng.

Trong cùng điều kiện nuôi cấy về nhiệt độ, pH môi trường, tốc độ lắc chủng nấm Hương Ld cho khối lượng sinh khối khô lớn nhất điều này là do bản chất giống. Kết quả ở phần nghiên cứu này cho chúng ta kết luận chủng giống nấm Hương Ld có khả năng phát triển tốt nhất trên cả 2 môi trường rắn và môi trường lỏng.

Theo kết quả nghiên cứu của De Carvaho khi nuôi cấy một số chủng giống nấm trong môi trường lỏng với chế độ lắc 180 vòng/phút, lắc liên tục 24

giờ, lượng sinh khối thu được lớn nhất sau 20 ngày nuôi cấy là 4,83 ± 0.21 mg/ ml [13]. Theo nghiên cứu của Hassegawa (2005) tiến hành nuôi cấy tĩnh một số chủng nấm Hương trong môi trường lỏng thì khoảng 28 ngày khối lượng sinh khối sợi khô thu được là 2,84 ± 0,24 mg/ml [9]. Như vậy thời gian nuôi cấy để thu được khối lượng sinh khối lớn nhất là trong khoảng từ 20 dến 28 ngày. Chon mốc sau 22 nuôi cấy để thu sinh khối chỉ mang tính chất tương đối.

Sự dao động về khối lượng sinh khối sợi khô được giải thích như sau: do sự khác nhau về bản chất giống, điều kiện nuôi cấy khác nhau, thời gian nuôi cấy khác nhau, lượng giống đầu vào khác nhau. Vậy khối lượng sinh khối sợi nấm khô thu được của chủng Ld là hoàn toàn phù hợp.

Kết quả ở phần nghiên cứu này cho chúng ta kết luận chủng giống Ld phát triển tốt nhất trên cả 2 môi trường rắn và lỏng.

4.3. Đánh giá hàm lượng β-glucan trong sinh khối sợi nấm ở một số chủng nấm Hương phát triển trong môi trường nuôi cấy lỏng

β-glucan là hoạt chất sinh học quan trọng trong nấm Hương. β-glucan tạo nên các tính chất dược lý của nấm Hương. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng β-glucan có khả năng tăng cường các phản ứng miễn dịch, có tính chất chống ung thư mạnh, có tác dụng chống virus, tính kháng sinh. Đo đó nếu chủng giống cho khối lượng sinh khối sợi lớn nhưng hàm lượng β-glucan thấp thì cũng không đạt yêu cầu. Vậy quyết định chọn chủng giống nấm Hương, ngoài chỉ tiêu khối lượng sinh khối sợi nấm khô lớn nhất thì chỉ tiêu hàm lượng β-glucan trong sinh khối sợi nấm cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Để đánh giá hàm lượng β-glucan của 3 chủng giống nấm Hương nuôi cấy trong môi trường lỏng, tiến hành thí nghiệm theo phương pháp đã mô tả ở mục 3.3.5.

4.3.1. Kết quả xây dựng đường chuẩn

Kết quả đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang vào nồng độ D-glucose để xác định hàm lượng glucan tổng số được thể hiện trên hình 4.3. Dãy chuẩn với các nồng độ: 10ppm, 20ppm, 50ppm, 100ppm, 200ppm đều tạo thành các điểm nằm hoặc rất gần đường thẳng y = 0,0026 + 0,0056. Đường chuẩn có hệ số tuyến tính R2 = 0,996. Như vậy, đường chuẩn đã dựng có độ tin cậy cao. y = 0.0026x + 0.0056 R2 = 0.9996 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0 50 100 150 200 250 ppm Đ h ấp t h q u o n g

Hình 4.3. Đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang vào nồng độ D-glucose

4.3.2. Kết quả xác định hàm lượng glucan

Dựa vào đường chuẩn, phương trình đường chuẩn y = 0,0026x + 0,0056 và kết quả đo quang phổ hấp thụ tại bước sóng 490 nm của các mẫu phân tích, xác định được nồng độ của các mẫu phân tích. Hàm lượng glucan được xác đinh thông qua công thức đã mô tả ở mục 3.3.5.3. Kết quả thu được trình bày trong bảng 4.3 như sau: chủng nấm Hương Ld có hàm lượng glucan lớn nhất là 0,59%. Chủng nấm Hương Lc có hàm lượng glucan nhỏ nhất là: 0,43%.

Bảng 4.3. Hàm lượng glucan của các chủng nấm Hương Chủng giống nấm Hương Độ hấp thụ quang Nồng độ chất chuẩn (ppm) Hàm lượng glucan (%) Sai số Ld 0.19 73,75 0,59 ± 0,01 Lg 0,17 62,57 0,50 ± 0,01 Lg 0,15 54,18 0,43 ± 0,01

Chủng nấm Hương Ld cho kết quả hàm lượng sinh khối sợi khô lớn nhất trong 3 chủng nấm Hương đã nghiên cứu ở mục 4.2 là chỉ tiêu cần thiết để tuyển chọn chủng nấm Hương, ngoài ra chủng Ld này còn đáp ứng được chỉ tiêu về hàm lượng β-glucan. Vậy chọn chủng nấm Hương Ld vừa cho sinh khối sợi khô lớn nhất đồng thời hàm lượng β-glucan cũng lớn nhất.

Theo nghiên cứu ở Mỹ hàm lượng β-glucan tách chiết từ thành tế bào nấm men bánh mỳ là lớn nhất. Hàm lượng glucan tổng số thu được là 80%, trong đó β-glucan là 50% [6]. Theo nghiên cứu của Shih (2008) hàm lượng glucan tổng số trên nấm Grifola frondosa là khoảng 0,72% [10]. Theo nghiên cứu của Manzi và Pizzoferrato [19] hàm lượng β-glucan trong nấm Hương khoảng 0,22g/100g chất khô, hàm lượng β-glucan trong nấm Sò trong khoảng 0,32 – 0,53g/100g chất khô.

Sự dao động về hàm lượng β-glucan có thể được giải thích như sau: các loại nấm khác nhau thì hàm lượng β-glucan là khác nhau, bản chất giống cũng quyết định đến hàm lượng β-glucan trong mỗi giống, phương pháp tách chiết glucan khác nhau dẫn đến hiệu suất thu hồi glucan cũng khác nhau. Hơn nữa về mặt lý thuyết xác định hàm lượng β-glucan trên sinh khối khô được coi là với độ

khô tuyệt đối nhưng trên thực tế sinh khối sợi nấm khô trong nghiên cứu chỉ đạt độ khô từ 3 - 5%. Điều này giải thích vì sao chủng Ld trong nghiên cứu này có hàm lượng glucan tổng số thấp hơn so với hàm lượng glucan tổng số theo những nghiên cứu đã công bố trước đó.

Như vậy sau nghiên cứu này kết luận trong 3 chủng nấm Hương đã nghiên cứu là Ld, Lg, Lc thì chủng Ld là chủng cho hàm lượng glucan tổng số cao nhất.

Phần V

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu đã trình bày ở các phần trên, chúng tôi có một số kết luận sau đây:

- Trong 3 chủng nấm Hương nghiên cứu: Ld, Lg, Lc thì chủng nấm Hương Ld (chủng có nguồn gốc xuất xứ từ Ý) có khả năng phát triển sinh khối hệ sợi tốt nhất. Điều này được thể hiện khi nuôi cấy trên môi trường thạch đĩa và trong môi trường lỏng.

- Hàm lượng β-glucan trong 3 chủng nấm Hương nghiên cứu: Ld, Lg, Lc thì chủng nấm Hương Ld cho hàm lượng β-glucan cao nhất.

Kết luận chọn chủng nấm Hương Ld cho các nghiên cứu tiếp theo.

5.2. ĐỀ NGHỊ

- Tiếp tục hoàn thiện để xây dựng được qui trình sản xuất giống theo phương pháp nuôi cấy lỏng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Lân Dũng (2003). Công nghệ nuôi trồng nấm. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 244 tr.

2. Lê Duy Thắng (2001). Kỹ thuật trồng nấm, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

3. Lê Xuân Thám, Võ Thị Phương Khanh, Nguyễn Anh Dũng, 2000. ”Bổ sung vào nhóm nấm chống ung thư ở Việt Nam: Nấm Hương (Nấm Donko, nấm shiitake)”. Tạp chí dược học, số 1/2000.

4. Bùi Thị Thu Trang (2009). Nghiên cứu sự phát triển của hệ sợi nấm Hương (Lentinula edodes) trong môi trường nuôi cấy lỏng. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mở, Hà Nội.

5. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (2005). Phát triển công nghệ sản xuất nấm dược liệu phục vụ tăng cường sức khỏe. Hà Nội.

6. Viện Công nghiệp Thực Phẩm (2005). Nghiên cứu xây dựng công nghệ sản xuất các loại đường chức năng dùng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm _ Nghiên cứu xây dựng công nghệ sản xuất beta glucan từ thành tế bào nấm men dùng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

7. Chihara G. (1990). Lentinan and it’s raleted polysaccharides as host defence potentiator: their application to infectiuos diseases and cancer. In:Immunotherapeutic Prospects of lnfectious Diseases, 9-18.

8. Gerado M., Philippe D., Jean M. S. (2001). Selection of trains of

Lentinula edodes and Lentinula boryana adapted for efficient mycelial growth on wheat straw. Rev. Lberoam Micol. 18, 118-112.

9. Hassegawa R.H., Kasuya M.C.M. (2005). ”Growth and antibacterial activity of Lentinula edodes in liquid media supplemented with agricultural wastes”. Electronic Journal of Biotechnology, 8(2), 213-216.

10. Ing-Lung Shih, Bi-Wen Chou, Chien-Cheng Chen, Jane-Yii Wu, Chienyan Hsieh (2008). “Study of mycelial growth and bioactive polysaccharide production in batch and fed-batch culture of Grifola frondosa”. Bioresource Technology, 99, pp. 785-793.

11. Ishikawa N. K., Kasuya M. C. M., Vanetti M. C. (2001). ”Antibacterial activity of Lentinula edodes grown in liquid medium”. Brazilian Journal of Microbiology, 32, 206-201.

12. John Wiley& Sons, Inc (2001). “Colorimetric Quantification of Cacbohydrates”. Current Protocols in Food Analytical Chemistry, E1.1.1- E1.1.8.

13. Maira Peres de Carvaho (2007). “Investigation of the antibacterial activity of basidiomycetes Lentinuala boryana and lentinula edodes”.

Porto Alegre, 15(2), 173-179.

14. Mantovani et al. (2008). ”β-Glucans in promoting health: Prevention against mutation and cancer”. Mutation Research, 658, pp.154-161.

15. Megazyme International Ireland Ltd. (2008). Mushroom and Yeast beta- glucan.

16. Mizuno T. (1993). “Food function and medicinal effect of mushroom fungi”. Food & Food Ingredients, 158.

17. Nagaoka, Hitoshi (2000). Method for extracting a Basidiomycelium- containing culture medium using β-1,3-glucanase. US Patent 6090615.

18. Rossi I. H., Monteiro A. C., Machado J. O., Barbosa J. C. (2003). “Supplementation of sugarcane bagasse with rice bran and sugarcane molasses for shiitake (lentinula edodes) spawn production”, Brazilian Journal of Microbiology, 34, 61-65. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Pamela Manzi, Laura Pizzoferrato (1999). ”Beta-glucans in edible mushrooms”. Food chemistry, 68, pp. 315-318.

20. Smith, Rowan and Sullivan (2002). Medicinal Mushrooms: Their therapeutic properties and current medical usage wint special emphasis on cancer treaments.UK, 80-142.

21. Solomon P. W. (1999). Shiitake (Lentinus edodes), Marcel Dekker, INC., New York, 656-660.

22. United States Patent 4874419. Substrate for growing shiitake mushrooms.

23. United States Patent 5934012. Process for production of mushroom inoculum.

24. United States Patent 7138519. Process for extracting of glucan from cereals and products abtained thereform.

25. University of Utah Research Park, Salt Lake City (1990). “Mannitol Metabolism in Lentinus edodes, the Shiitake Mushroom”, Applied and Environmental Microbiology, 35, 250-253.

PHỤ LỤC 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 3 4 5 6 7 8 9

Thời gian nuôi cấy (ngày)

Đ ư ờn g nh h sợ i n ấm ( m m ) Ld Lg Lc

Hình 4.6. Sự phát triển sinh khối sợi nấm Hương sau 22 ngày nuôi cấy trong môi trường lỏng PDR của các chủng nấm Ld (trên cùng),

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh sự phát triển sinh khối và hàm lượng β-glucan ở một số chủng nấm Hương nuôi cấy trong môi trường lỏng (Trang 40 - 52)