Các quy trình biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình biến nạp đoạn DNA vào tế bào vi khuẩn E.coli DH5α (Trang 50 - 52)

Hình 4.1Biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn ở thể tích 10:1.5

(A) Biến nạp với tỷ lệ tế bào khả nạp và plasmid theo thể tích (µl) là 10:1.5 phục hồi trong 500µl môi trường LB lỏng trong 1h, cấy 100µl dịch phục hồi lên đĩa môi trường LB agar/X-gal/IPTG, ủ qua đêm ở 370C; (B) Hình chụp gần; (C) Biến nạp chỉ có tế bào khả nạp không có plasmid (thể tích là 10µl tế bào khả nạp) phục hồi trong 500µl môi trường LB lỏng trong 1h, cấy 100 µl dịch phục hồi lên đĩa môi trường LB agar/X-gal/IPTG, ủ qua đêm ở 370C.

C

Hình 4.2Biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn ở thể tích 3:0.5

(A)Biến nạp với tỷ lệ tế bào khả nạp và plasmid theo thể tích (µl) là 3:0.5 phục hồi trong 200µl môi trường LB lỏng trong 1giờ, cấy 10 µl (nồng độ pha loãng ½) dịch phục hồi lên đĩa môi trường LB agar/X-gal/IPTG, ủ qua đêm ở 370C; (B) Hình chụp gần; (C) Biến nạp chỉ có tế bào khả nạp không có plasmid (thể tích là 10µl tế bào khả nạp) phục hồi trong 200µl môi trường LB lỏng trong 1h, cấy 100µl (nồng độ pha loãng ½) dịch phục hồi lên đĩa môi trường LB agar/X- gal/IPTG, ủ qua đêm ở 370C; (D) Biến nạp với tỷ lệ tế bào khả nạp và plasmid theo thể tích (µl) là 3:0.5 phục hồi trong 200 µl môi trường LB lỏng trong 1h, cấy 100µl (nồng độ pha loãng ½) dịch phục hồi lên đĩa môi trường LB agar/X- gal/IPTG, ủ qua đêm ở 370

C.

A B

Chọn lọc thể biến nạp theo quy trình 2 (ở thể tích biến nạp là 3:0.5, và dịch biến nạp đã pha loãng ½ khi trang lên đĩa) cho kết quả tốt hơn chọn lọc thể biến nạp theo quy trình 1 (ở thể tích biến nạp 3:0.5, và dịch biến nạp không pha loãng khi trang lên đĩa) và chọn lọc thể biến nạp theo quy trình 3 (ở thể tích biến nạp là 10:1.5).

Biến nạp theo quy trình 1 cho kết quả chỉ vài khuẩn lạc xanh xuất hiện và có rất nhiều khuẩn lạc màu trắng trên môi trƣờng. Điều này có thể giải thích là do trong quá trình làm thí nghiệm đã có một số tế bào tự bản thân nó có khả năng kháng lại với kháng sinh hoặc là do thao tác trang X-gal không đều ở xung quanh đĩa nên các tế bào đã tiếp nhận plasmid nhƣng không có X-gal để phân hủy vì vậy chỉ cho khuẩn lạc trắng hoặc tế bào đã tiếp nhận plasmid nhƣng quá trình phục hồi và biểu hiện của gen LacZ diễn ra chậm (đối với khuẩn lạc này khi quan sát kỹ sẽ thấy màu xanh nhạt).

Kết quả biến nạp theo quy trình 2 cho nhiều khuẩn lạc xanh hơn và khuẩn lạc trắng ít hơn rất nhiều so với biến nạp theo quy trình 1. Nhƣ vậy cho thấy quy trình 2 hiệu quả biến nạp tốt hơn và thể tích biến nạp nhƣ vậy là hợp lí. Khuẩn lạc mọc rời rạc, dễ cho thao tác chọn khuẩn lạc để cấy chuyền sang môi trƣờng lỏng nhân sinh khối để li trích đƣợc plasmid.

Kết quả biến nạp theo quy trình 3 cho nhiều khuẩn lạc xanh hơn và cũng cho nhiều khuẩn lạc trắng hơn so với biến nạp theo quy trình 2. Khuẩn lạc xanh tuy nhiều nhƣng mọc dày rất khó cho việc chọn khuẩn lạc tăng sinh trong môi trƣờng lỏng.

Nhƣ vậy, qua kết quả chọn lọc thể biến nạp trên môi trƣờng LB agar/Amp/X- gal/IPTG chúng tôi thấy biến nạp theo quy trình 2 là thích hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình biến nạp đoạn DNA vào tế bào vi khuẩn E.coli DH5α (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)