Sản xuất bia

Một phần của tài liệu Phân lập nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von và xác định dòng nấm tạo giberelin (Trang 25)

Một trong những ứng dụng quan trọng là dùng để tăng sản lượng mạch nha từ lúa mạch dùng làm rượu bia. GAs được sử dụng để làm nẩy mầm hạt lúa mạch gia tăng tạo ra enzym thủy giải những chất dự trữ trong hạt thành acid amin và đường để thành mạch nha.

2.4.3.3 Tăng sản lƣợng mía

Mía (Saccharum officinarum) là một trong số ít cây dự trữ đường thay vì tinh bột (cây dự trữ đường quan trọng khác là củ cải đường). Có nguồn gốc từ New

Hình 2.8 Ảnh hƣởng của GA3 đến giống nho không hạt của Thompson.

(Lincoln Taiz và ctv., 2002)

Có xử lý GA3 Không xử lý GA3

Guinea, mía có thể cao từ 4 – 6 m. Đường được dự trữ ở trung tâm không bào của tế bào mô đốt. Phun giberelin có thể tăng sản lượng mía lên 20 tấn trên mẫu và sản lượng đường 2 tấn trên mẫu. Kết quả này là do kích thích sự kéo dài của đốt trong suốt mùa đông.

2.4.3.4 Sử dụng trong chọn giống thực vật

Phun GA4 + GA7 làm giảm mạnh thời gian tạo hạt. Ngoài ra đẩy mạnh hoa đực ở cây họ bầu bí và kích thích kéo dài thân cây củ cải đường (Beta vulgaris) và bắp cải (Brassica oleracea). Do tác dụng đa dạng của giberelin, người ta có thể căn cứ vào mục đích của từng trường hợp để sử dụng cho hiệu quả.

Bản thân các chất giberelin không gây dị ứng cho da khi tiếp xúc, không nằm trong danh mục các chất gây ung thư hay chất độc do các tổ chức thế giới qui định. Vì vậy chúng được khuyến cáo sử dụng trong nông nghiệp. Ngày nay trên thế giới có rất nhiều chế phẩm thương mại của giberelin đang sử dụng như Activol, Berelex, Giberelin, Gibrel, Pro-gibb, Pro-gibb plus, regulex. Ở Việt Nam các giberelin cũng đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng cây trồng: lúa, các loại rau quả, kích thích mủ cao su (Đào Văn Hoằng, 2005).

2.5 Sắc ký lớp mỏng

2.5.1Tổng quát về sắc ký lớp mỏng

Sắc lý lớp mỏng là kỹ thuật phân bố rắn lỏng, trong đó pha động là chất lỏng được cho đi qua một chất hấp thu trơ (ví dụ silicagel hay oxít nhôm), chất hấp thu này được tráng thành một lớp mỏng, đều, phủ lên một lớp phẳng như tấm kính, tấm nhôm hoặc tấm plastic. Do chất hấp thu được tráng thành một lớp mỏng nên phương pháp này được gọi là sắc ký lớp mỏng.

Theo Nguyễn Xuân Dũng và ctv (1985) quá trình thực hiện sắc ký gồm các bước sau:

Chuẩn bị bản mỏng

Bản mỏng có thể là tấm kính, tấm nhôm hay tấm plastic có tráng một chất hấp thu trơ (silicagel hoặc oxít nhôm). Thông thường bản có kích thước 5 x 20 cm, 10 x 20 cm, 20 x 20 cm. Đôi khi dùng vật kính cỡ 2,5 x 7,5 cm để phân tích nhanh.

Theo tiêu chuẩn Stahl bản có kích thước 10 x 20 cm và 20 x 20 cm. Bề dày của kính từ 2 – 4 mm. Nếu đế bản kim loại thì mỏng hơn nhiều. Dùng kính tốt nhất vì có thể rửa dễ dàng, sử dụng lại và đặc biệt có thể dùng các thuốc hiện ăn mòn mạnh hoặc tác dụng phá hủy mạnh. Nếu cần hiện sắc ký đồ ở nhiệt độ lớn hơn 150oC cần dùng để làm bằng loại thủy tinh bosilic.

Đưa mẫu lên bản sắc ký

Trước khi chấm mẫu lên bản phải vạch sẵn đường “mức xuất phát‟ cách đáy bản 1 cm và đường “mức tiền tuyến dung môi” cách đầu trên của bản 0,5 cm. Với bản bán sẵn, dùng viết chì vót nhọn vạch nhẹ; với bản tự tráng trong phòng thí nghiệm rất dễ tróc nên vạch cẩn thận và nhẹ nhàng bằng đầu nhọn của vi quản.

Lượng chất và hỗn hợp chất đưa lên bản có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả tách sắc ký, đặc biệt ảnh hưởng tới giá trị Rf. Lượng chất lớn làm cho vệt sắc ký lớn và thường kéo dài, các vệt của các chất có giá trị Rf gần nhau bị chồng chập. Lượng chất nhỏ quá có thể không phát hiện được do độ nhạt của thuốc thử không cho phép.

Nếu mẫu là chất lỏng thì sử dụng trực tiếp còn nếu mẫu là chất rắn hòa tan mẫu bằng loại dung môi phù hợp (ví dụ như ete, cloroform, nước) để mẫu phải tan hoàn toàn. Dung môi dùng hòa tan mẫu để chấm lên bản là loại dung môi càng dễ bay hơi; càng ít phân cực càng tốt. Nếu dung môi dùng để hòa tan mẫu được hấp thu mạnh lên lớp mỏng thì khi dung môi giải ly đi ngang qua vết chấm tại mức xuất phát, dung môi giải ly sẽ gây nên những vết bất thường dẫn đến các vết tách được sẽ bị biến dạng nghiêm trọng.

Nhúng nhẹ phần đầu nhọn vi quản vào dung dịch mẫu, lực mao dẫn sẽ hút dung dịch mẫu vào vi quản. Chấm nhẹ phần đầu nhọn có chứa mẫu lên bản mỏng, tại một điểm, ở mức xuất phát (đối với các dung dịch nồng độ rất loãng thì có thể làm giàu trước khi đưa lên bản hoặc có thể làm giàu trực tiếp lên bản bằng cách chấm nhiều lần ở đúng một vị trí, chờ chấm trước khô mới chấm chấm sau).

Nhẹ nhàng để đầu nhọn của vi quản chạm vào bề mặt của lớp mỏng, tránh không làm thủng lỗ trên bề mặt này. Chạm vào và lấy vi quản ra thật nhanh để dung

dịch mẫu thấm vào bản tạo thành một điểm tròn nhỏ. Thổi hoặc dùng máy sấy tóc để sấy nhẹ giúp dung môi bay hơi mau, không lan thành vết to.

Nếu cần chấm nhiều dung dịch khác nhau lên cùng một tấm bản, các vết cách đáy bản 1 cm; vết này cách vết kia 1 cm; các vết nên cách bờ cạnh của bản 1 – 1,5 cm (để tránh hiệu ứng bờ). Vi quản được sử dụng trở lại sau khi rửa bằng aceton.

Sau khi chấm xong nên dùng máy sấy sấy nhẹ để dung môi bay đi khỏi vết chấm rồi mới nhúng bản vào dung dịch ly giải.

Khai triển sắc ký đồ là quá trình tách các cấu tử trên lớp mỏng.

Trước khi đặt bản vào trong bình, bình cần được bảo hòa dung môi để có một bầu khí quyển đồng nhất bằng cách khi ta rót dung môi vào bình cần để một tờ giấy lọc áp sát thành bình và sát đáy bình được tẩm dung môi. Kích thước của bình và thể tích dung môi giải ly sẽ ảnh hưởng lên giá trị Rf của mẫu. Cần sử dụng bình nhỏ nhất nếu có thể. Nếu bình không được bão hòa dung môi thì khi dung môi giải ly là hệ hỗn hợp, mức tiền tuyến dung môi sẽ có hình lõm do dung môi đi ở bên cạnh nhanh hơn ở giữa bản.

Sau khi mẫu đã được chấm lên bản ta đặt tấm bản mỏng vào bình triển khai có kích thước phù hợp (bản phải thẳng đứng hoặc hơi nghiêng một góc nhỏ hơn 15độso với đường thẳng đứng), dung môi trong bình phải ngập bản 0,5 cm, tối đa 0,7 cm, nghĩa là cách điểm xuất phát 0,8 – 1 cm.

Một hệ dung môi dung ly phù hợp là hệ sau khi giải ly sẽ cho vết chính có giá trị Rf từ 0,3 đến 0,7.

Tùy theo hướng chuyển động, cách chuyển động, thành phần dung môi có thể có các cách khai triển sắc ký đồ sau:

+ Khai triển theo kiểu dung môi giải ly di chuyển lên. + Khai triển theo kiểu dung môi giải ly di chuyển xuống. + Khai triển hai chiều.

Hiện sắc đồ: đối với những chất được sắc ký không màu hoặc màu rất nhạt, thì sau khai triển ta phải hiện sắc đồ bằng phương pháp hóa học hoặc quang học, phóng xạ đối với các đồng vị phóng xạ.

Hình 2.9 Sơ đồ các bước thực hiện TLC

Dụng cụ chuẩn bị

TLC

Chấm mẫu

lên bảnTLC quá trình ly Chuẩn bị giải Quá trình ly giải Phát hiện vết trên đèn UV Phun thuốc thử thích hợp lên bản, rồi sấy 120o /5’ Hình 2.9 Sơ đồ các bƣớc thực hiện TLC.

2.5.2 Ƣu điểm của sắc ký lớp mỏng

Cần ít mẫu.

Có thể phân tích đồng thời mẫu và chất chuẩn đối chứng trong cùng một điều kiện phân tích.

Tất cả các hợp chất trong mẫu phân tích sẽ có thể được định vị trên tấm sắc ký lớp mỏng; trong khi so với HPLC những hợp chất có tính phân cực mạnh sẽ có sắc ký đồ ở dạng một mũi hấp thu rộng và lài nên khó phân biệt được đó là một mũi để chỉ sự hiện diện của một chất hay chỉ là tạp bẩn.

Sau quá trình giải ly dung môi sẽ được loại bỏ khỏi tấm bản mỏng trước khi dùng kỹ thuật vật lý hay hóa học để phát hiện sự hiện diện chất nên không phải nghĩ đến vấn đề hậu sắc ký như ở HPLC.

2.5.3 Một số ứng dụng thông thƣờng của TLC

Xác định thành phần các chất trong hỗn hợp. Xác định tính đồng nhất của hai chất.

Theo dõi quá trình phản ứng.

Xác định hiệu quả của một qui trình tinh sạch của một chất.

Xác định điều kiện thích hợp cho sự phân phân tách của sắc ký cột. Theo dõi quá trình sắc ký cột.

2.6 Ứng dụng kỹ thuật PCR để định danh và xác định mối quan hệ di truyền giữa các loài nấm

Kỹ thuật PCR là kỹ thuật sử dụng những cặp mồi “oligonucleotide” để khuếch đại một đoạn DNA đặc biệt nào đó trong một qui trình có tính chất tự động hóa. Có rất nhiều ứng dụng của kỹ thuật PCR trong nghiên cứu khoa học cũng như trong thương mại. Trong đó kỹ thuật PCR đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà Bảo vệ Thực vật vì kỹ thuật này giúp họ định danh đúng tên loài sinh vật gây bệnh một cách chính xác mà điều này khó thực hiện được nếu dựa vào hình thái và khả năng tạo độc tố của nấm. Bên cạnh đó phản ứng PCR thì nhanh và nhạy hơn các kỹ thuật vi sinh khác. Phản ứng vẫn tiến hành tốt với một lượng mẫu rất ít và không cần đến sự có mặt của vi sinh vật. Điều đó được

Kamel A. Abd-Elsalam và ctv (2003) chứng minh khi thực hiện phản ứng PCR bằng cặp mồi ITS-Fu-f và ITS-Fu-r và phản ứng này vẫn nhạy khi nồng độ DNA của F. oxysporum

trong khoảng 10 ng – 100 fg.

Ví dụ: Dùng kỹ thuật PCR để khuếch đại vùng gen tef của các loài nấm thuộc giống Fusarium bằng cặp mồi ef1-ef2 để tạo nền tảng cho việc định danh đúng các loài thuộc giống này đặc biệt là các loài thuộc phức hệ Gibberella fujikuroi, phức hệ

F.solani, F.oxysporum và những loài tạo trichothecene loại A và B (David M. Geiser và ctv., 2004).

Chƣơng 3

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện

3.1.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2007 đến 08/2007.

3.1.2 Địa điểm thực hiện

Phân lập và tách đơn bào tử tại phòng bệnh cây, Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

Nhân sinh khối nấm Fusarium moniliforme tại Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Sinh Học Bảo Vệ Thực Vật và Vi Sinh – Viện Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Môi Trường, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

Ly trích DNA tại Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Sinh Học Bảo Vệ Thực Vật và Vi Sinh – Viện Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Môi Trường, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

Tiến hành PCR tại Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Sinh Học Bảo Vệ Thực Vật và Vi Sinh – Viện Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Môi Trường, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

Tiến Hành Sắc Ký Lớp Mỏng tại Phòng Hóa Lý – Viện Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Môi Trường, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

3.2 Vật liệu nghiên cứu

Bảng 3.1 Các dòng nấm Fusarium moniliforme đƣợc thu thập trên các giống lúa ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trong tháng 02/2007 và tháng 05/2007.

STT Kí hiệu các dòng

nấm F.moniliforme Giống Lúa Địa điểm lấy mẫu

1 FM1 Jasmine 85 Thốt Nốt – Cần Thơ

2 FM2 Jasmine 85 Ô Môn – Cần Thơ

3 FM3 OM 2517 Cờ Đỏ - Cần Thơ

4 FM4 OM 2518 Ô Môn – Cần Thơ

5 FM5 OM 2518 Châu Thành – An Giang

6 FM6 Jasmine 85 Châu Phú – An Giang

7 FM7 OM 2517 Chợ Mới – An Giang

8 FM8 OM 2514 Thoại Sơn – An Giang

9 FM9 OM 2517 Càng Long – Trà Vinh

10 FM10 Jasmine 85 Châu Thành – Trà Vinh

11 FM11 OM 504 dòng 2 Tiểu Cần – Trà Vinh 12 FM12 OM 4698 Càng Long – Trà Vinh 13 FM13 Jasmine 85 Mỹ An – Đồng Tháp 14 FM14 OM 2518 Tháp Mười – Đồng Tháp 15 FM15 OM 4655 Châu Thành – Đồng Tháp 16 FM16 OM 2517 Mỹ An – Đồng Tháp

17 FM17 OM 4698 Châu Thành – Kiên Giang

18 FM18 Jasmine 85 An Biên – Kiên Giang

19 FM19 OM 1490 Tân Hiệp – Kiên Giang

3.3 Vật liệu và phƣơng pháp thí nghiệm

3.3.1 Phân lập, tách đơn bào tử và thu sinh khối nấm 3.3.1.1 Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm 3.3.1.1 Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm

Đĩa petri, ống nghiệm, bình tam giác, que cấy các loại, đèn cồn, kẹp, lame, lamelle, kính hiển vi quang học, nồi hấp, tủ sấy, máy lắc, bông gòn không thấm, bút lông, giấy thấm, máy khuấy từ, cá từ.

Môi trường agar nước (Water agar), PDA (Potato dextrose agar), môi trường nhân sinh khối.

Nước cất.

*Cách pha môi trường nhân sinh khối

Thành phần môi trường nhân sinh khối chứa trong một lít nước gồm:

Glucose 20g KH2PO4 0,5g K2HPO4 0,5g MgSO4 0,5g Yeast extract 5g CaCl2 1 ít

Cho hỗn hợp trên vào trong becher 1 lít khuấy cho tan hết bằng máy khuấy từ. Rót vào mỗi bình tam giác 100 ml. Đậy bình bằng nút bông và giấy bạc. Rồi đem hấp ở 121oC, 1 atm trong 15 phút.

*Cách pha môi trường agar nước (WA – water agar)

Cho 20 g agar vào 1 lít nước cất đun sôi khuấy đều rồi đem hấp khử trùng ở 121oC, 1 atm trong 15 phút sau đó cho vào đĩa petri, mỗi đĩa khoảng 15 ml.

*Cách pha môi trường PDA

Môi trường PDA là môi trường giàu cacbo hydrate chứa:

Dextrose 20g

Agar 15g

Khoai tây 200g

Khoai tây bào vỏ, rửa sạch, thái nhỏ nấu khoảng 1 giờ. Lọc lấy nước trong.

Cho vừa đủ lượng agar, nước và đường khuấy đều trong lúc nấu. Đem hấp khử trùng ở 121o

C, 1 atm trong 15 phút.

3.3.1.2 Phƣơng pháp phân lập nấm

Nấm được phân lập từ mẫu lúa bệnh theo các bước sau: Mẫu đưa về phòng thí nghiệm khử trùng bằng cồn 70oC.

Cắt mẫu bệnh thành những đoạn nhỏ có kích thước 3 – 5 mm sau đó ủ trên môi trường agar nước để hạn chế nhiễm khuẩn.

Ủ 2 – 3 ngày lấy sợi nấm mọc trên mẫu bệnh sang môi trường WA. Ủ 2 ngày dùng dao cấy cắt miếng thạch có sợi nấm sang PDA.

Thấy khuẩn lạc đặc trưng của nấm Fusarium moniliforme sau 5 – 7 ngày ủ. Tiến hành tách đơn bào tử của nấm.

3.3.1.3 Phƣơng pháp cắt đơn bào tử

Sau khi phân lập được dòng nấm mong muốn thuần chủng, ta tiến hành tách đơn bào tử. Qui trình tách đơn bào tử được thực hiện như sau:

Lấy khuẩn lạc nấm trên môi trường PDA cho vào cốc nước cất đã khử trùng. Quan sát dưới kính hiển vi để xem lượng bào tử đã thích hợp chưa nếu quá nhiều bào tử ta tiến hành pha loãng tiếp đến khi nồng độ thích hợp.

Dùng pipet hút 10 µl dung dịch bào tử lên lam có trải một lớp mỏng agar rồi trang đều sau đó ủ 12 giờ ở nhiệt độ phòng.

Tiến hành quan sát trên kính hiển vi tìm những bào tử nào nảy mầm riêng rẽ và mọc tách riêng rẽ rồi dùng dao cấy cắt vùng thạch chứa bào tử đó, cấy vào đĩa petri chứa môi trường WA.

Đem ủ ở nhiệt độ phòng 2 – 3 ngày rồi cấy sang PDA.

Đem ủ ở nhiệt độ phòng 3 – 5 ngày bào tử sẽ mọc thành khuẩn lạc có màu đặc trưng của nấm.

3.3.1.4 Phƣơng pháp nhân sinh khối

Chuẩn bị môi trường nhân sinh khối (Mục 3.3.1.1).

Sau khi thu được khuẩn lạc tiến hành nhân sinh khối trong môi trường đã chuẩn bị. Nhân sinh khối nấm bằng cách lắc trên máy lắc từ 150 – 200 vòng/phút ở 26 – 30oC. Nên kiểm tra trong 2 ngày đầu vì rất dễ nhiễm khuẩn.

Sau 3 – 5 ngày tiến hành thu sinh khối bằng cách lọc trên vải lọc đã hấp khử trùng. Đặt sinh khối nấm vào giấy bạc rồi cất vào tủ -70 C.

Một phần của tài liệu Phân lập nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von và xác định dòng nấm tạo giberelin (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)