GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN PHÓ GIÁM
TRỘN GIA CÔNG
GIA CÔNG THÉP NGUYÊN VẬT LIỆU CÁT, XI MĂNG, SẮT, PHỤ GIA SẢN XUẤT TẠO HÌNH BÊ TÔNG DƯỠNG HỘ, BẢO DƯỠNG THÁO DỠ SP VÀ HOÀN THIỆN KCS NHẬP KHO
bê tông đúc sẵn cần một khoảng thời gian để tĩnh định và dưỡng hộ mới được tháo khuôn…
• Ưu điểm:
- Tính toàn khối: sản phẩm có thể tạo hình theo ý muốn, bê tông đúc sẵn là một khối vững chắc có thể chịu đựng được dưới sự tác động của lực rất lớn. Tính chất này có ý nghĩa quan trọng đối với những vùng có động đất, thời tiết khắc nghiệt… Ngoài ra bê tông cốt thép còn có khả năng ngăn được chất phóng xạ, đặc điểm này giúp bê tông được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Tính bền lâu, giá thành bảo quản thấp: bê tông có độ bền đặc biệt, kết cấu cốt thép có thể phục vụ trong thời gian dài không hạn định (khoảng trăm năm) mà khả năng chịu lực không giảm thấp, chi phí về sử dụng và bảo quản thấp vì ít hư hỏng.
- Tính chống lửa trong phạm vi cháy 2h: đặc trưng tính chống lửa của bê tông cốt thép là khi có nhiệt độ bên ngoài vào khoảng 10000C, nếu lớp bê tông bảo vệ dày 2,5 cm thì sau 1h nó chỉ bị nung nóng đến khoảng 5000C.
• Nhược điểm:
+ Trọng lượng bản thân lớn, quá trình thao tác nặng nhọc.
+ Bê tông có hệ số truyền âm, truyền nhiệt cao nên cần chi phí lớn để sử lý cách âm, cách nhiệt.
2.1.4 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty:
Ở Công ty CPXD và TM Bắc 9, đơn vị khối lượng sản phẩm của bê tông
thương phẩm là m3 còn với sản phẩm bê tông: cột điện, ống nước, cấu kiện… khi tiêu thụ đơn vị tính không phải là m3 mà là cột, ống, tấm, mét… Tuy nhiên để dễ tổng hợp tính toán và so sánh kết quả tiêu thụ sản phẩm cũng như công tác lập kế hoạch, căn cứ vào định mức nguyên vật liệu, tất cả các sản phẩm bê tông đều qui
về đơn vị“m3”. Có điều đáng chú ý ở đây là giá thành cho 1m3 bê tông cấu kiện thường lớn hơn rất nhiều so với bê tông thương phẩm.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta là khá cao, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn đã tạo ra sự phong phú, đa dạng về chủng loại vật liệu xây dựng nói chung và các sản phẩm bê tông nói riêng trên thị trường.
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung cũng như sản xuất bê tông nói riêng, thì vấn đề sống còn hiện nay không chỉ là lo chạy vật tư, nguyên vật liệu như trước đây, mà chính là khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm của mình. Cũng như bao Công ty khác, Công ty CPXD và TM Bắc 9 đã và đang phấn đấu hết sức mình nhằm không ngừng củng cố và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của mình, chính vì thế mà sản phẩm của Công ty đã tiêu thụ rất tốt thể hiện ở bảng sau:
Bảng1: Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm.
Chỉ tiêu
Khối lượng tiêu thụ (m3) So sánh(%) 2002 (1) 2003 (2) 2004 (3) 2005 (4) KH 2006 (5) 2/1 3/2 4/3 5/4 Tổng khối lượng tiêu thụ 52.625 63.507 67.026 76.604 94.390 121 105 114 123 1. Cột điện 4.247 5.048 4.841 3.775 5.550 119 96 78 147 2. ống nước 3.798 5.007 2.575 4.724 9.130 130 51 183 193 3. Panel .540 76 6 0 0 14 8 0 - 4. Cấu kiện 3.687 3.436 8.971 8.122 9.420 93 261 90 116 5. Bê tông thương phẩm 40.353 49.940 50.633 59.983 70.290 123 101 118 117
Bảng kết quả tiêu thụ theo sản phẩm bên trên của Công ty cho ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty biến động rất rõ trong 3 năm trở lại đây. Các chỉ tiêu biến động liên tục, tình hình cụ thể như sau:
Tổng khối lượng bê tông tiêu thụ các loại năm 2003 so với năm 2002 tăng 21% .Đến năm 2004 chỉ còn là 5% và đến năm 2005 là 14% .Sản phẩm cột điện năm 2003 tăng so với năm 2002 là 19% tương ứng với số tuyệt đối là 801 m3, đến năm 2004 và năm 2005 sản lượng tiêu thụ giảm 0,4% và 22% là do nhu cầu cột điện đã bão hoà, xu thế hiện nay là lắp cáp ngầm thay thế cột điện ly tâm bởi lắp cáp ngầm có nhiều ưu điểm vượt trội như: độ an toàn cao, không bị ảnh hưởng bởi thiên tai… Đối với ống nước, năm 2004 giảm 49% tức giảm khoảng 2.432 m3 so với năm 2003 và đến năm 2005 lại tăng trở lại, tăng 83% tức khoảng 2.149 m3. Cấu kiện có xu hướng tăng rõ rệt cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Sản phẩm bê tông thương phẩm vào năm 2003 tăng 23% so với năm 2002 tương ứng với số tuyệt đối là 9.587 m3. Nếu như năm 2003 nhu cầu tiêu dùng tăng vọt thì đến năm 2004 có xu hướng chững lại mức tăng chỉ có 1%, và đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng lại đạt 18% tương ứng 9.350 m3 và kế hoạch năm 2006 tốc độ tiêu thụ tăng 17%.
Như vậy có thể kết luận rằng tình hình tiêu thụ của Công ty là khả quan, có chiều hướng đi lên đặc biệt là sản phẩm cấu kiện và bê tông thương phẩm. 2.1.5 Cơ cấu các yếu tố trong giá bán sản phẩm:
Là một Công ty kinh doanh sản phẩm bê tông và xây dựng, khâu nghiên cứu giá cả là một khâu không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh của Công ty, nó ảnh hưởng đến cả hoạt động tiêu thụ cũng như lợi nhuận của Công ty. Nếu định giá bán cao thì sản phẩm sẽ khó tiêu thụ, ngược lại nếu định giá bán quá thấp thì Công ty sẽ bị thua lỗ, có thể đi đến phá sản. Do đó, vấn đề quan trọng đặt ra với Công ty trong việc định giá làm sao vừa thu hút được nhiều khách hàng vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của Công ty.
Hiện nay giá cả của sản phẩm của Công ty như sau: *Giá bán = Giá thành toàn bộ +Thuế doanh nghiệp + Lợi nhuận mong muốn
*Giá thành toàn bộ = Giá thành công xưởng + Chi phí gián tiếp
Trong giá thành công xưởng gồm giá trị nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép, cát, đá sỏi, phụ gia, giá điện nước cho sinh hoạt của công nhân, ngoài ra còn có lương cho công nhân, khấu hao máy móc...
Trong chi phí gián tiếp gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển...
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, giá cả là một vũ khí cạnh tranh để Công ty duy trì và phát triển thị phần của mình. Ta quan sát cơ cấu giá sau:
Bảng 3 : Cơ cấu giá bán Cột điện, ống nước năm 2005. Đvt: 1000đ/m3.
Chỉ tiêu Năm 2005Cột điện ống nước Cột điện ống nướcTỷ trọng (%)
1. Giá bán 4.080 1.264 100 100