Tăng cường hỗ trợ hoạt động tiêu thụ.

Một phần của tài liệu thực tế công tác kế toán “ Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ” tại Công ty CPXD và TM Bắc 9 (Trang 132 - 136)

II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.

5. Tăng cường hỗ trợ hoạt động tiêu thụ.

Hỗ trợ tiêu thụ là các hoạt động được thực hiện ở khâu phân phối sản phẩm nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Ngày nay, tình trạng chung phổ biến cung lớn hơn cầu, luôn xảy ra hiện tượng tranh giành khách hàng giữa các Công ty với nhau; nên các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ là rất cần thiết, có tác dụng thông tin và tăng sự quan tâm ở người tiêu dùng đối với sản phẩm của Công ty. Vì vậy cần tăng cường các hoạt hỗ trợ tiêu thụ tác động trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.

Đây là đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm của Công ty nên những biện pháp tác động đến đối tượng này rất quan trọng và sẽ đem lại hiệu quả lớn cho Công ty trong việc thực hiện mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Với đối tượng này Công ty nên sử dụng một số biện pháp hỗ trợ sau:

- Tham gia các hội chợ triển lãm: các hội chợ triển lãm này là thường không được tổ chức thường xuyên hàng tuần, hàng tháng mà vào các dịp nhất định. Khách hàng, những nhà kinh doanh đi hội chợ triển lãm để tìm hiểu, tìm kiếm sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu của Công ty, doanh nghiệp nơi họ làm việc. Đây là dịp để Công ty có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

- Để góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ Công ty cần sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ tiêu thụ, đặc biệt là quảng cáo, kỹ thuật xúc tiến bán hàng và kỹ thuật yểm trợ bán hàng (chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống và khách hàng mua với khối lượng lớn).

Các cuộc triển lãm, hội chợ trở thành một phương tiện quan trọng trong phát triển quan hệ với quần chúng và xúc tiến mậu dịch giới thiệu khách hàng về hàng hoá.

III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC :

Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty CPXD và TM Bắc 9 trong thời kỳ chuyển đổi đã có sự chuyển biến quan trọng về mọi mặt nhưng cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết; là ngành kinh tế kỹ thuật sản xuất sản phẩm bê tông và xây dựng nên việc tiêu thụ sản phẩm thu hồi vốn nhanh có ý nghĩa sống còn đặt Công ty trước những thách thức lớn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, chịu sự tác động chung của ngành, chịu sự tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh, văn hoá xã hội, kimh tế chính trị. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những biện pháp đồng bộ để hỗ trợ, khuyến khích ngành Xây dựng nói chung và Công ty nói riêng có điều kiện phát triển thuận lợi.

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý để hoạt động như luật doanh nghiệp, bảo vệ môi trường.

- Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh: sự ổn định về chính trị nhất quán về quan điểm chính sách sẽ hấp dẫn bạn hàng và nhà đầu tư tạo lập mối quan hệ làm ăn với Công ty. Ngoài ra, các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát giữ ổn định tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Quyết định về các loại thuế, lệ phí, quy chế về lao động… cần có văn bản rõ ràng để Công ty áp dụng thực hiện.

- Thông tin kinh tế định hướng: là những thông tin định hướng về phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong tương lai cần phải được thông báo chính xác kịp thời để Công ty có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Giải pháp vốn cho Công ty: đặc điểm của Công ty là cần vốn lớn nên để khuyến khích Công ty phát triển, mở rộng sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho Công ty: hưởng lãi suất ưu đãi kỳ hạn dài, giảm bớt thủ tục vay vốn…

Thực hiện khuyến khích vật chất và tinh thần cho các Công ty: hàng năm tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học các phát minh sáng chế để thu hút các Công ty tham gia, sau đó tổ chức tổ chức xét thi đua khen thưởng và trao tặng danh hiệu huân huy chương cho các đơn vị thành viên.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối đầu với những khó khăn của bản thân và cả nền kinh tế để ổn định được vị trí trên thị trường đầy biến động và rủi ro. Ngày nay, mục tiêu chiến lược thị trường của các doanh nghiệp đã có sự thay đổi, mục tiêu lợi nhuận không còn là mục tiêu quan trọng nhất nữa mà thay vào đó là mục tiêu thị trường hay mục tiêu về thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm có sự kết hợp với các mục tiêu khác về lợi nhuận và chất lượng sản phẩm… để đạt được hệ thống mục tiêu, tuỳ theo năng lực và tình hình thực tế mà mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra những biện pháp thích hợp để thực hiện.

Trong thời gian thực tập tại Phòng Kinh doanh của Công ty CPXD và TM Bắc 9, qua những gì trực tiếp tham gia và kết hợp với những kiến thức đã học ở trường, em đã mạnh dạn đóng góp ý kiến và đề xuất các phương án giải quyết nhằm góp phần giúp Công ty đưa ra các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cũng như sự phát triển chung của Công ty.

Do thời gian thực tập không dài, kinh nghiệm thực tế và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng Ban Giám đốc và cán bộ công nhân viên trong Công ty để bài viết có giá trị về mặt lí luận, và có thể áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty một cách có hiệu quả trong thời gian tới.

Qua đây em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo: Ngô Xuân Dương và các cán bộ công nhân viên trong Công ty CPXD và TM Bắc 9, đặc biệt là Ban Giám đốc và các cô, các chú trong Phòng Kinh doanh đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2006

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Hiền

Một phần của tài liệu thực tế công tác kế toán “ Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ” tại Công ty CPXD và TM Bắc 9 (Trang 132 - 136)

w