IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY CPĐT & XDCN HÀ NỘI :
2. Các quy chế trả lương trong công ty:
2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá, phân loại tiền lương và hệ số lương:
2.2.1. Về trách nhiệm và vị trí công tác :
Về trách nhiệm và vị trí công tác đối với khối văn phòng công ty thì hiện nay công ty đang thực hiện biện pháp lương khoán cho các cán bộ cấp cao như giám đốc công ty, phó giám đốc, trưởng, phó phòng .
a. Giám đốc công ty :
đồng quản trị, chỉ đạo nhân viên người lao động thực hiện công việc hang ngày theo mục tiêu và chiến lược đề ra.
Hiện nay công ty tiến hành trả lương khoán theo thời gian cho Giám Đốc. phó giám đốc, trưởng phòng. Mức khoán lương tháng cho Giám Đốc công ty hiện nay là 7.000.000 đ.
Giám đốc doanh nghiệp hạng 1 có hệ số lương là 6.97 không cần tính lương theo hệ số mà được khoán thẳng, 1 tháng được hưởng mức lương tính như trên .
b. Phó giám đốc công ty :
Là người dưới quyền ngay sau Giám Đốc chịu trách nhiệm thực hiện mệnh lệnh của giám đốc. Có quyền hạn và trách nhiệm riêng, hoạt động để hỗ trợ Giám Đốc thực thi việc chỉ đạo, đưa mệnh lệnh xuống cấp dưới là các phòng ban chức năng. Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội thực hiện việc trả lương khoán cho Phó Giám Đốc.
Mức lương khoán hang tháng cho Phó Giám Đốc hiện nay là 5.000.000 đ . Trong nhiều công ty hiện nay không thực hiện chế độ này là do việc khoán thẳng lương tháng như vậy là rất cao và ít có công ty nhân lương với hệ số phần mềm hay không có lương phần mềm.
d. Trưởng phòng :
Trưởng phòng có quyền hạn và trách nhiệm riêng dưới quyền Giám Đốc và Phó Giám Đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và Phó Giám Đốc
SV: Nguyễn Trung Giáp 44 Lớp: Quản Trị Nhân Lực 44b 44
trong việc thực hiện trách nhiệm công việc của mình. Trưởng phòng là người đứng đầu một phòng chức năng như cô Nguyễn Thị Hoà là trưởng phòng của phòng Tổ Chức Lao Động, chịu trác nhiệm điều hành hoạt động của các nhân viên trong phòng và bố trí nhân viên người lao động ở các phòng ban chức năng khác hay quản lý giám sát người lao động trực tiếp thông qua các quyết định tuyển dụng thuyên chuyển sang nơi làm việc khác.
Trưởng phòng công ty cũng được hưởng mức lương khoán, hiện tại lương khoán cho Trưởng phòng là 4.000.000 đ.
Trách nhiệm của vị trí Trưởng Phòng cao do vậy mức lương mà công ty khoán cho Trưởng Phòng như thế là hợp lý để nó kích thích Trưởng Phòng và nhân viên trong phòng làm việc hiệu quả. Cùng với mức lương cao là trách nhiệm và khả năng trong công việc rất cao, để có được người lao động trong vị trí công tác này công ty đã phải tuyển dụng chu đáo kể cả lấy người lao động không đúng chuyên nghành đào tạo nhưng có năng lực làm việc là sẽ được nhận.
e. Phó Phòng :
Phó phòng là người giữ cương vị ngay sau trưởng phòng thực hiện công việc do trưởng phòng bố trí. Giúp Trưởng phòng điều hành một phần công việc trong phòng, quản lý và chỉ đạo nhân viên tron phòng khi Trưởng phòng vắng mặt.
Phó phòng trong công ty hiện nay cũng được tính trả lương theo hình thức khoán. Mức lương khoán mà hiện nay công ty trả cho Phó phòng là 3.000.000 đ mức lương này là cố định.
Nó phù hợp với trách nhiệm của Phó Phòng, vì trách nhiệm công việc thấp hơn Trưởng Phòng hay Phó Giám Đốc Công Ty do vậy mức lương thấp hơn là điều dễ hiểu.
f. Nhân viên và nhân viên tập sự :
Cách trả lương cho nhân viên trong công ty không giống lương cho các vị trí cấp cao như trên. Vì các nhân viên trong phòng làm việc dưới sự chỉ đạo của 4 cấp chức năng cho nên trách nhiệm của họ là thực hiện công việc một cách đúng nhất hiệu quả nhất dưới sự chỉ đạo của Trưởng phòng và Phó phòng.
Hơn nữa lượng nhân viên trong phòng chức năng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong số nhân viên cán bộ của công ty. Mỗi phòng tuỳ theo tính chất công việc mà có số lượng nhân viên khác nhau, nhưng nhìn chung là số lượng lớn.
Do vậy không thể tính lương cho cán bộ, nhân viên theo hình thức khoán được mà tính lương theo hệ số lương của nhà nước quy định. Tuỳ theo cấp bậc trình độ khả năng trong công việc mà họ có các mức lương khác nhau.
Việc tính lương cho họ được áp dụng theo công thức :
TL = ( HS x M ) x 1.6.
Trong đó: TL là tiền lương.
HS là hệ số lương theo cấp bậc.
M là mức lương tối thiểu hiện nay là 350.000đ. Ví dụ tính lương cho một nhân viên trong công ty làm việc trong phòng Tổ Chức Lao Động là cô Nguyễn Thị Hải. Vị trí công việc của cô Hải hiện nay là cán bộ Bảo Hiểm Xã Hội . Hệ số lương của cô là 4,20. Theo cách tính trên mức lương cố định hang tháng cô được nhận là :
Tl = 4.20 x 350.000 = 1.470.000 đ.
Ngoài ra cô Hải còn được tính thêm lương phụ hay lương phần mềm khi công ty làm ăn hiệu quả như sau:
TL = 1.470.000 x 1.6 = 2.352.000 đ.
Tính theo mức lương này và xét với mức chi tiêu cho cuộc sống hiện nay thì mức lương này là không qúa cao nhưng do tính chất công việc và vị trí trách nhiệm đảm nhận thì nó là hợp lý.
2.2.2. Về trình độ đào tạo :
Hiện nay trong công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội đang sử dụng nhiều loại lao động có trình độ khác nhau từ trung cấp đến Đại Học và Trên Đại Học. Với mỗi cấp độ có mức lương riêng phụ thuộc vào trình độ của từng loại lao động này. Có thể chia ra như sau:
a. Đại học và trên Đại học :
Hệ Đại Học và trên Đại Học bao gồm kỹ sư và cử nhân. Kỹ sư gồm có Kỹ sư xây dựng va kiến trúc, Kỹ sư thuỷ lợi giao thông, Kỹ sư cơ khí điện. Cử nhân kinh tế trong công ty thì có một loại là Cử Nhân Kinh Tế, TCKT.
Cách tính lương của họ như sau:
Lấy hệ số lương của từng cấp bậc nhân với mức lương cơ bản : TL = HS x 350.000.
Ngoài ra khi công ty thực hiện hoạt động kinh doanh có lãi thì mức lương của họ được tính là L :
L = TL x 1.6.
Hệ số cho loại kỹ sư và cử nhân gồm 8 cấp từ 1/8 cho đến 8/8. Có thể liệt kê hệ số như sau:
CẤP BẬC 1/8 2/8 3/8 ….. 8/8
Hệ số của cấp bậc sau cao hơn cấp bậc trước 0.31. Việc tính lương cho lao động loại này như sau:
Ví dụ tính lương cho một kỹ sư cấp bậc 8/8 trong thời gian công ty làm ăn hiệu quả và có lãi là:
TL = ( 4.51 x 350.000 ) x 1.6 = 2.525.600 đ. Cho kỹ sư bậc 3/8 là :
TL = ( 2.96 x 350.000 ) x 1.6 = 1.657.600 đ. Cho kỹ sư bậc 1/8 là :
TL = ( 2.34 x 350.000 ) x 1.6 = 1.310.400 đ. Với mức lương trên 1 triệu đồng 1 tháng những nhân viên này sẽ cố gắng nhiều hơn để hưởng mức lương cao hơn nữa khi công ty hoàn toàn cổ phần hoá.
b. Cao đẳng và trung cấp :
Với loại này thì mức lương sẽ khác và thấp hơn mức lương của khối có trình độ Đại Học và trên Đại Học.
Bảng hệ số lương của họ như sau : CẤP
BẬC
1/12 2/12 3/12 4/12 … 12/12
HỆ SỐ 1.80 1.99 2.18 2.37 … 3.89
Trong bảng hệ số lương của cán bộ có trình độ Cao Đằng và Trung Cấp thì hệ số lương của cán bộ bậc 12/12 là khá cao, trung bình là từ cấp bậc 4.12, còn laị là thấp. Điều này phản ánh đúng trình độ đào tạo và khả năng của họ.
Việc tính lương cho cán bộ loại này cũng được tính theo cách tính : Lương cho chuyên viên bậc 1/12 :
TL= ( 1.8 x 350.000 ) x 1.6 = 1.008.000 đ. Lương cho chuyên viên bậc 2/12 :
TL= ( 1.99 x 350.000 ) x 1.6 = 1.114.400 đ. Lương cho chuyên viên bậc 3/12 :
TL= ( 2.18 x 350.000 ) x 1.6 = 1.120.800 đ. Tương tự như vậy cho những chuyên viên khác.
c. Không qua đào tạo :
Lao động loại này chủ yếu là lao động cho các công việc phụ như lái xe, công nhân không qua đào tạo. Công việc của họ thì tuỳ theo chức năng mà hưởng lương khác nhau. Việc tính lương cho những người này được tính theo thoả thuận hai bên.
2.2.3. Về thâm niên công tác :
Hiện nay, công ty không thực hiện tính tiền lương cho cán bộ công nhân viên theo thâm niên công tác. Những người có tuổi đời và thâm niên công tác lâu năm cũng được tính lương như các nhân viên khác. Công ty chú trọng đến tính hiệu quả trong thực hiện công việc của nhân viên, Vì vậy nếu một nhân viên hoàn thành công việc theo đúng chỉ tiêu công việc của mình được giao. Làm tốt trách nhiệm của họ thì họ sẽ được hưởng lương theo quy đinh nhà nước về hệ số lương cho từng nhân viên. Trong thời gian hoàn thành công việc nêu công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thì tất cả các nhân viên sẽ được hưởng thêm khoản phần mềm là khoản tiền lợi nhuận phát sinh trong kinh doanh. Để có được khoản phần mềm này thì không chỉ người lao động tham gia trực tiếp sản xuất phải cố gắng thực hiện công việc mà những người quản lý cũng phải điều hành công việc một cách hiệu quả nhất. Tổ chức sắp xếp người lao động, nguyên vật liệu trong sản
xuất, đầu tư vào những hạng mục gì hay tìm kiếm đối tác kinh doanh ở đâu, …
Việc không tính lương cho người lao động theo thâm niên công tác có tácdụng là giúp cho các nhân viên trẻ nhiệt tình với công việc và đóng góp hết sức mình phục vụ cho công ty. Không có sự thắc mắc về việc tính lương cho tất cả các nhân viên của công ty.Tạo long tin với nhân viên giúp họ tự tin trong công việc. Tuy nhiên nó sẽ không có tác dụng khuyến khích những người lao động có thâm niên công tác lâu năm, có kinh nghiệm trong công việc.
2.2.4. Phân loại thực hiện công việc :
Công ty không có hình thức quản lý nhân viên người lao động theo hình thức chấm công ghi điểm. Nhân viên trong công ty được tự do làm việc theo đúng giờ hành chính nhà nước quy định một ngày làm việc 8 tiếng, tuần được nghỉ theo quy định là nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Vì vậy cán bộ và nhân viên trong văn phòng công ty có tâm lý thoải mái trong công việc. Họ làm đúng trọng trách công việc của mình và nghỉ theo quy định của công ty. Theo từng vị trí công tác công việc mà người lao động trong công ty có các mức lương của họ.
Như Giám Đốc, Pho Giám Đốc, Trưởng Phòng và Phó phòng thì được nhận lương theo hình thức khoán theo trách nhiệm. Lương của Giám Đốc là 7.000.000đ, lương của trưởng phòng là 4.000.000 đ còn lương của các nhân viên trong phòng như của cô Hải cán bộ BHXH là 1.470.000. Đấy là các mức lương chưa tính phần mềm vì khoản phần mềm nay còn phụ thuộc và quá trình thực hiện công việc của cả công ty. Nghĩa là khi công ty làm ăn hệu quả lợi nhuận cao thì các nhân viên trong công ty được nhân thêm hệ số phần mềm theo quy định của công ty là 1,6 .
Có thể tổng hợp lương của