Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của đội ngũ lao động:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động tại công ty cổ phần đâu tư và xây dựng Trường An VIWASEEN (Trang 30 - 31)

Quản lý ngày công và giờ công cũng là một mặt của công tác quản lý lao động, việc sử dụng thời gian lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. việc sử dụng không đúng thời gian sẽ giảm hiệu suất lao động và tăng cường mệt mỏi. “N.E.Vedenxki – Nhà sinh lý học nổi tiếng người Nga, đã viết: “ Chúng ta mệt mỏi và kiệt sức không phải vì chúng ta làm việc nhiều, mà chính vì chúng ta làm việc tồi, không có tổ chức và thiếu thông minh”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng triệt để thời gian lao động trở nên quan trọng, việc tìm ra nguyên nhân gây thiệt hại về ngày công, giờ công càng trở nên cần thiết. nó có cơ sở để tìm ra các biện pháp sử dụng triệt để khả năng sản xuất.

Thời gian làm việc hàng ngày ở Công Ty: buổi sáng từ 8h00 đến 12h00. chiều từ 13h00 đến 17h00.

Số ngày làm việc trong năm là 5*52 tuần = 260 ngày.

Số ngày nghỉ lễ là 10 ngày. và cứ một năm làm việc được nghỉ phép theo chế độ quy định là 12 ngày. Cứ 5 năm công tác thì được cộng thêm 1 ngày.

Số ngày làm thêm thực tế hàng tuần, hàng tháng và hàng năm không quá mức quy định trong bộ luật lao động và thỏa ước tập thể. Trường hợp phải làm thêm do tiến độ công trình gấp, công việc của công ty quá nhiều.

Các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong công ty đều được thực hiện đầy đủ như: chính sách tiền lương (rất cá biệt) thì công ty vẫn đóng BHXH bình thường. khi người lao động đi nghỉ ở ngoại tỉnh đã có tiêu chuẩn 1 năm 2 giấy đi tàu việc riêng. Người lao động nghỉ việc riêng trong chế độ vẫn được hưởng lương tùy theo đối tượng quy định.

2.2.4 Định mức lao động:

Định mức lao động trong doanh nghiệp là cơ sở để kế hoạch hóa lao động, tổ chức sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất lao động và kết quả công việc của người lao động. các sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp phải có định mức lao động. khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ thiết kế thi công phải điều chỉnh định mức lao động.

Do đặc tính công việc nên công ty áp dụng phương pháp tính định mức lao động theo phương pháp định biên (tính mức lao động định mức biên chế). Áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động dịnh biên hợp lý của từng bộ phận trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh và lao động quản lý trực tiếp, gián tiếp của toàn công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động tại công ty cổ phần đâu tư và xây dựng Trường An VIWASEEN (Trang 30 - 31)